Yoga mặc dù không phải là bài thuốc thay thế chữa bệnh hen suyễn, nhưng nó lại có thể giúp người bệnh kiểm soát sự căng thẳng, ngăn chặn các cơn tái phát khi thay đổi thời tiết hoặc khi gặp các yếu tố bất lợi. Quá trình luyện tập Yoga đúng kỹ thuật bao gồm: thở đều đặn, chậm rãi, thở nhanh – nông – thiếu oxy chuyển sang thở sâu – chậm – đủ oxy. 7 tư thế Yoga dưới đây sẽ giúp điều chỉnh hơi thở, cung cấp oxy, duy trì một tốc độ thở ổn định, thông đường phế quản và cải thiện chức năng phổi.
Tư thế Yoga Cây Cầu (Bridge Pose)
Tác dụng:Tư thế Yoga Asana này giúp mở rộng và thư giãn các khoang phổi, do đó làm giảm những rắc rối về hô hấp, thúc đẩy một lưu lượng máu khỏe mạnh đến phổi và đường hô hấp.
Cách thực hiện:
-Bạn nằm trên sàn, đầu gối co, bàn chân đặt chắc chắn trên mặt sàn như ở tư thế ngồi.
-Thở ra, dùng bàn chân và cánh tay làm điểm tựa để nâng hông lên cho đến khi bắp đùi song song với mặt sàn.
-Giữ nguyên tư thế trong một phút. Nếu cảm thấy động tác quá khó, bạn có thể kê thêm gối chống dưới xương cụt.
Ảnh: Commons
Đọc thêm bài viết: Đi sâu vào Thiền định cùng 17 tư thế Yoga này
Tư thế Yoga Con Cá (Fish Pose)
Tác dụng: Tư thế Yoga tuyệt vời này được biết đến với khả năng làm giảm nhẹ bệnh hen suyễn, vì nó mở ra khoang ngực và thúc đẩy hơi thở tốt hơn.
Cách thực hiện:
-Đầu tiên, bạn nằm ngửa trên vòng, hai chân duỗi thẳng trên sàn, khép vào nhau.
-Hai tay đặt xuống phía dưới sàn. Đẩy ngực lên và ngửa cổ ra đằng sau, đồng thời dồn trọng lực lên khuỷu tay và hai cánh tay, mở rộng tối đa lồng ngực.
Ảnh: Stylesatlife
Tư thế Yoga Cái Cung (Bow Pose)
Tác dụng: Căng giãn cơ ngực và tạo áp lực vừa phải để khuếch trương phổi cũng như các phế nang, từ có tăng công suất hít thở của phế quản tốt hơn.
Cách thực hiện:
-Nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo cơ thể.
-Từ từ gập 2 đầu gối. 2 tay đưa về phía sau, kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, ngực nâng lên khỏi mặt đất. Mặt hướng về phía trước, thư giãn cơ mặt.
-Giữ tư thế ổn định, chú ý vào hơi thở của mình. Hai tay giữ chặt lấy cổ chân sẽ kéo ngực lên, tạo thế thăng bằng, toàn cơ thể uốn cong và căng như cây cung. Tiếp tục hít thở sâu trong khi thư giãn với tư thế này trong 15 đến 20 giây.
-Bạn thở ra, nhẹ nhàng thả tay, đưa chân và ngực xuống đất, giải phóng cổ chân và thư giãn.
Ảnh: Doyouyoga
Tư thế Yoga Trồng Cây Chuối (Headstand Pose)
Tác dụng: Headstand giúp phổi có nhiều năng lượng hơn để đối phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra, từ đó xoa dịu được cơn ho và bệnh viêm amidan.
Cách thực hiện:
-Đặt hai chân rộng bằng vai. Đặt hai bàn tay xuống sàn nhà.
-Đưa dần trọng lượng vào hai bàn tay, nhấc chân khỏi sàn nhà và hạ đầu xuống sàn. Nếu thấy bạn thấy căng ở vai, cánh tay và cổ tay thì bạn đã làm đúng.
-Quay trở lại vị trí ban đầu.
Ảnh: Shape
Tư thế Yoga Đứng Bằng Vai (Shoulder Stand Pose)
Tác dụng: Cải thiện hô hấp và hỗ trợ điều trị phế quản.
Cách thực hiện:
-Nằm ngửa, hai đầu gối gấp lại, hai cánh tay đặt xuôi theo hai bên thân người. Lòng bàn tay úp xuống.
-Kéo hai đầu gối về phía ngực, hai khuỷu tay chống xuống sàn, nâng mông lên.
-Dùng hai bàn tay đỡ hông. Thở ra. Kéo hai bàn tay xuống lưng, nâng người lên cao, dồn trọng lượng cơ thể lên vai. Giữ cột sống thẳng, cổ thả lỏng.
-Trượt hai bàn tay đến gần vai để nâng thân người thẳng đứng. Từ từ duỗi thẳng hai chân và đưa hai khuỷu tay lại gần nhau.
Ảnh: Satyaliveyoga
Tư Thế Yoga Rắn Hổ Mang (Cobra Pose)
Tác dụng: Phần ngực sẽ được kéo căng hơn bình thường, giúp cải thiện khả năng hít thở và công suất của phổi cao hơn.
Cách thực hiện:
-Nằm sấp xuống sàn, hai chân rộng bằng hông, lòng bàn tay úp xuống sàn và đặt bên cạnh đầu.
-Hít vào và dùng tay làm điểm tựa nâng phần thân trên lên khỏi mặt đất.
-Khi thở ra, từ từ hạ đầu xuống sàn, trở về tư thế ban đầu.
Ảnh: Yogaoutlet
Đọc thêm bài viết: 8 tư thế Yoga giúp bạn tăng cường sức mạnh và điềm tĩnh hơn
Tư thế Yoga Vặn Cột Sống (Twised Seated Pose)
Tác dụng: Tư thế Yoga quan trọng giúp phổi hoạt động đúng chức năng, từ đó kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
Cách thực hiện:
-Tư thế chuẩn bị: Bạn ngồi thẳng lưng, hai chân mở rộng trước mặt.
-Để bắt đầu động tác, bạn uốn cong đầu gối trái và đưa chân phải về phía mông trái sao cho chân phải chạm sàn và bàn chân phải chạm vào phần mông bên trái.
-Bạn đặt chân trái vững trên sàn tập bên cạnh đầu gối bên phải. Sau đó, bạn đưa tay phải qua phái bên trái của đầu gối trái sao cho cẳng tay ở trên phần bắp chân. Tay phải của bạn nắm lỏng phần cổ chân hoặc ngón chân cái bên trái.
-Cuối cùng, bạn xoay thân bên trái cùng phần đầu, vai, cổ đồng thời bạn nâng phần cằm ngang bằng với vai trái và nhìn ra sau. Hãy cố gắng giữ tư thế này trong vòng 30 đến 60 giây, lặp lại từ ba đến năm lần trong quá trình tập luyện nhé.
Ảnh: Beyogi
Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh hen suyễn phổ biến hiện nay như điều trị dự phòng bằng thuốc kiểm soát cơn hen và thuốc Đông y. Khoa học cũng đã tìm ra phương pháp mới trong việc đẩy lùi hen suyễn đó là luyện tập Yoga. Với hệ thống các bài tập Yoga vặn xoắn, duỗi, xoạc và kỹ thuật thở (Pranayama), phổi của người bệnh sẽ hoạt động tốt hơn, tăng cường lượng oxy vào cơ thể khi cảm thấy cơn hen suyễn bắt đầu xuất hiện, qua đó hạn chế ảnh hưởng và sự phát triển của bệnh hen suyễn.
Yoga Plus- Trung tâm huấn luyện Yoga chuyên nghiệp. Ảnh: Yoga Plus
Hãy cùng trung tâm Yoga Plus phòng và chữa bệnh hen suyễn bằng việc tập luyện Yoga kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày bạn nhé.
Chloe Vinh (CALIPSO)
ĐỌC THÊM: 7 tư thế Yoga giúp giảm đau đầu
----
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC LOẠI HÌNH YOGA THÚ VỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM YOGA PLUS Ở VIỆT NAM:
Trung tâm Yoga Plus Aeon Mall Bình Tân:
Tầng 2, số 01 đường số 17A, khu phố 11,
P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.
Hotline: (028) 7309 2999
Trung tâm Yoga Plus Thảo Điền Pearl Plaza:
Tầng 3, 12 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q. 2, TP.HCM.
Hotline: (028) 7303 1999
Trung tâm Yoga Plus Tòa nhà Handico:
Tầng 4, đường Phạm Hùng, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: (024) 7309 3999
FB Fanpage: https://www.facebook.com/yogaplusvn/