Trầm cảm là căn bệnh thời đại mà phụ nữ có nguy cơ mắc nhiều hơn nam giới. Và điều nguy hiểm hơn cả là rất ít chúng ta biết rằng mình bị bệnh, dù triệu chứng đã trở nặng
Những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng, làm việc không xong tới chót, mặc cảm thua kém, khi rầu rĩ lâu ngày hay nghĩ đến cái chết. Những áp lực, cú sốc tinh thần, sự ra đi của gia đình, người thân, áp lực công việc, khó khăn quá lớn, gãy đổ sự nghiệp, bất hòa kéo dài,... là một số nguyên nhân thường có ở người mắc bệnh trầm cảm. Người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh. Sự thay đổi đột ngột về chức năng sinh lý và các hooc-môn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, dễ sinh ra phiền muộn. Trầm cảm còn bắt nguồn từ các bệnh thực tổn: sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong... Phụ nữ sau sinh cũng dễ trải qua trầm cảm nhưng tỉ lệ không cao.
8 dấu hiệu đáng lo ngại
Theo các chuyên gia, nếu mắc 1 trong các dấu hiệu sau hoặc có nhiều dấu hiệu cùng một lúc thì bạn có thể đang bị trầm cảm ở mức độ nặng nhẹ khác nhau: -Tức giận, khó chịu trong lòng -Tự chỉ trích bản thân -Cảm thấy tuyệt vọng về cuộc sống -Mất đi sự hứng thú -Chán ăn, sút cân nhanh chóng -Thay đổi thói quen ngủ nghỉ -Luôn mệt mỏi -Đau nhức không rõ nguyên do
Làm gì khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu trầm cảm?
Để phòng ngừa ngay từ đầu, bạn nên sống lạc quan, năng ra ngoài giao tiếp, tập thể dục thường xuyên. Nếu mới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu trên, tuyệt đối không để bản thân rơi vào tình trạng quá rãnh rỗi. Tìm đến các hoạt động xã hội, ăn uống cùng gia đình, gặp gỡ bạn bè và luôn đưa bản thân vào trạng thái bận rộn. Những hoạt động xã hội sẽ giúp bạn cảm thấy tinh thần phấn chấn và yêu đời hơn. Nếu những dấu hiệu trên vẫn không thuyên chuyển, cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mia Trần