logo

Không chỉ trẻ sơ sinh, ngay cả người lớn cũng cần phải tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa các căn bệnh. Vậy bạn đã tiêm phòng đủ vắc xin cho mình và gia đình?

Cách thức hoạt động của vắc-xin

Vắc-xin hoạt động trên cơ chế tương tự như hệ miễn dịch của cơ thể. Khi vi trùng hoặc virut xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động để chống lại các virut gây bệnh. Một khi cơ thể đẩy lùi được virut gây bệnh, cơ thể bạn sẽ tạo ra tế bào nhận biết và chống lại bệnh tật trong tương lai.

tiêm vắc-xin

Vắc-xin giúp cơ thể tự tạo ra đề kháng để phòng chống các vi-rút gây bệnh sau này

Các mũi tiêm đáng lưu ý

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi

Chương trình tiêm chủng mở rộng đã được chủng mở rộng đã được triển khai trên phạm vi cả nước từ năm 1985. Các mũi vắc-xin được tiêm vào thời điểm cụ thể là:

- Cho trẻ Sơ Sinh: Tiêm vắc-xin phòng lao (BCG) và viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.

- Trẻ 2 tháng tuổi:  Tiêm vắc-xin phòng bạch hầu – ho gà - uốn ván (DPT); viêm gan B (VGB), viêm màng não  mủ do Hib mũi 1 và uống vắc-xin ngừa bại liệt (OPV) lần 1.

- Trẻ 3 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin phòng DPT - VGB – Hib mũi 2 và uống vắc-xin ngừa bại liệt lần 2. - 

Trẻ 4  tháng tuổi:  Tiêm vắc-xin phòng DPT – VGB – Hib mũi 3và uống vắc-xin ngừa bại liệt lần 3.

- Trẻ 9 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin ngừa sởi mũi 1. - Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin phòng DPT mũi 4 và sởi mũi 2.   * Các mũi tiêm không bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng gồm:

- Trẻ 2-6 tháng tuổi: Vắc-xin ngừa tiêu chảy cấp

- Trẻ từ 6 tháng tuổi: Vắc-xin ngừa cúm

Cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn

- Vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản (JEV)

- Vắc-xin ngừa bệnh thủy đậu

- Vắc-xin ngừa sởi - quai bị - rubella

- Vắc-xin viêm gan siêu vi A

*Lưu ý: Vắc-xin phòng thủy đậu, rubella và cúm có ý nghĩa quan trọng với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Do đó, chị em cần được tiêm ngừa trước khi mang thai.

vắc-xin cho trẻ lớn

Không chỉ có trẻ sơ sinh, trẻ lớn cũng cần được tiêm phòng đầy đủ

 Trẻ trên 2 tuổi và người lớn

- Vắc-xin ngừa viêm não do não mô cầu (A + C)

- Vắc-xin ngừa viêm não, viêm phổi do phế cầu

- Vắc-xin ngừa thương hàn - Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (trẻ em từ 9 tuổi).

- Vắc-xin uốn ván (VAT) cho phụ nữ. Thai phụ bị uốn ván có thể gây thai chết lưu và bé sinh ra dễ bị uốn ván rốn sơ sinh, tỷ lệ tử vong cao. Do đó, lưu ý lịch tiêm:

+VAT 1: Lần đầu ở phụ nữ 15 đến 35 tuổi hay phụ nữ có thai

+VAT 2: Ít nhất 4 tuần sau VAT 1

+ VAT 3: Ít nhất 6 tháng sau VAT 2 hoặc khi có thai lần sau

+ VAT 4: Ít nhất 1 năm sau VAT 3 hoặc khi có thai lần sau

+ VAT 5: Ít nhất 1 năm sau VAT4 hoặc khi có thai lần sau

vắc-xin cho phụ nữ có thai

Tiêm ngừa đầy đủ giúp thai phụ khỏe mạnh, tránh trường hợp thai chết lưu và bé sinh ra dễ bị uốn ván rốn sơ sinh, tỷ lệ tử vong cao

Các trường hợp khác

+ Tiêm vắc-xin kháng dại để phòng ngừa. Tiêm huyết thanh kháng dại khi bị chó,mèo, khỉ...hay động vật nghi dại cắn, cào cấu làm trầy xước da.

+ Tiêm vắc xin ngừa uốn ván để phòng ngừa, tiêm huyết thanh kháng uốn ván khi bị trầy xước do sắt gỉ.

* Để an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, bạn nên tiêm vắc-xin phòng chống bệnh dại và uốn ván trước để phòng ngừa bởi huyết thanh có giá thành cao và nhiều tác dụng không mong muốn hơn so với vắc-xin.

LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG

-         Phụ huynh nên mang theo lịch tiêm phòng của trẻ để bác sĩ theo dõi và chỉ định chính xác loại và thời điểm tiêm.

-         Sau khi tiêm ngừa, bạn nên ngồi lại ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng. Khi có một số biểu hiện nguy hiểm như: sốt cao, hạ thân nhiệt, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vật vã, khó thở, nôn ói, đau quặn bụng… cần thông báo ngay với bác sĩ, điều dưỡng để được xử lý kịp thời.

-         Gần đây có nhiều thông tin về trường hợp đáng tiếc xảy ra liên quan đến tiêm chủng nhưng đến nay, tiêm ngừa bằng vắc-xin vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, hiệu quả hơn hẳn so với những ca gặp phản ứng không mong muốn sau tiêm.

-         Tiêm ngừa tại các bệnh viện, trung tâm y tế lớn và có uy tín. Không tùy tiện chích ngừa tại các phòng khám tư nhân, cơ sở y tế không có giấy phép hành nghề của Bộ Y tế.

Mia Trần (tổng hợp)

BÀI VIẾT HỮU ÍCH