logo

Tập thể thao không thể tránh khỏi chấn thương, nhất là những người mới “lóng ngóng” vào tập mà không có huấn luyện viên riêng. Hiểu những loại chấn thương thường gặp sau, bạn sẽ tránh được đau đớn không đáng có.

1. Đau cơ xoay

đau cơ cổ

Cơ xoay là một thuật ngữ chung chỉ các dây chằng và cơ bắp hỗ trợ cánh tay và khớp vai. Khi bị chấn thương nhẹ ở cơ xoay thì thường biểu hiện bầm tím, sưng đau, thậm chí chảy máu. Nếu chấn thương nặng có thể hạn chế hoặc làm giảm phạm vi chuyển động của khớp vai, điều đó cũng khiến bạn thấy đau khi cử động cánh tay. Khi gặp phải sự cố này hãy đến bác sĩ để đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương và có chữa trị phù hợp. Để phòng tránh chấn thương cơ xoay bạn cần khởi động xoay vai và làm giãn cơ trước khi bước vào tập luyện chính.

2. Viêm gân

viêm gân cơ

Viêm gân cơ bản là một viêm rất đau đớn chấn thương dây chằng. Bởi vì tập luyện thể hình cực kỳ căng thẳng cho các cơ bắp cũng như các gân (gân nối các cơ với xương), viêm gân thường xảy ra giữa quá trình tập thể hình.Viêm gân có thể rất đau đớn và có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hoàn toàn. Bạn chủ yếu cảm thấy đau đớn khi bạn uốn cong hoặc khi kéo dãn cơ được kết nối với các dây chằng. Nếu được điều trị sớm và đúng cách (chủ yếu là bởi phần còn lại), chấn thương viêm gân có thể chữa lành hoàn toàn, nhưng nó có thể tái phát rất dễ dàng. Nếu bạn không để cho phần gân bị viêm lành lặn trở lại, gân hoàn toàn có thể bị phá vỡ trong quá trình tập luyện cường độ cao.

3. Nhức đầu

đau đầu

Một biến động khác thường xảy ra là nhức đầu : Thường người tập cử tạ nếu không biết giữ hơi thở, tập hơi thở cho đúng thường dễ gây đau nhức sau ót. ở trên cổ và hai bên mang tang nhất là khi đẩy tạ nguyên nhân là do tăng áp lực trong nội sọ nhất là khi đẩy tạ lại nín thở, Do đó cần phải tránh tình trạng nín thở khi đẩy ra.

4. Chấn thương đầu gối

chấn thương gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu gối nhưng thông thường là do bạn thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều như leo cầu thang, chạy và nhảy. Bạn có thể tránh việc đau đầu gối bằng cách thay đổi các động tác, hoạt động thể chất bao gồm kết hợp các động tác thấp và cao. Đối với điều trị cấp cứu thì bạn nên nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng gạc lại. Nếu đau dai dẳng thì cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

5. Chấn thương bắp chân

đau bắp chân

Đau chân có thể do chân yếu, bắp chân bị căng, tập sai tư thế và để ngăn ngừa thì bạn nên massage bắp chân cho nóng và giãn cơ trước và sau khi tập luyện. Cần lựa chọn giày dép thích hợp để tránh bị trẹo chân hoặc gây khó dễ cho việc luyện tập. Cơn đau có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc lúc bắt đầu tập thể dục. Cơn đau thường biến mất sau vài phút nhưng cũng có thể tái xuất hiện nếu bạn tập thể dục quá lâu. Bạn có thể dùng thuốc chống viêm để giảm cơn đau sau đó nên hỏi tư vấn của bác sĩ để được điều trị thích hợp.

6. Trầy da (phồng rộp da)

Phồng rộp da là khi da bị cọ xát với quần áo hoặc bộ phận nào đó của cơ thể. Nó có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng cũng không cản trở nhiều việc luyện tập. Tuy nhiên để không bị trầy da, gây khó khăn trong việc luyện tập thì bạn nên mặc quần áo với chất liệu mềm, co giãn tốt. Ngoài ra có thể dùng bột tan bôi vào vùng dễ bị phồng rộp trước khi luyện tập.

Quỳnh Mai (tổng hợp)

BÀI VIẾT HỮU ÍCH