Áp lực là một phần vốn có của cuộc sống. Bạn càng sớm dạy cho con mình làm thế nào để thực hiện mọi thứ dưới một áp lực, bạn càng sớm giúp con tiếp cận được nhiều khía cạnh giải quyết vấn đề trong cuộc sống hơn. Dưới đây là những bí quyết chúng ta có thể đưa ra cho con bạn.
1. Làm Bạn Với Thực Tại
Việc ý thức căng thẳng như một mối đe doạ sẽ càng làm giảm sự tự tin, suy yếu sự chú ý, trí nhớ ngắn hạn, sự phán xét và thúc đẩy hành vi bốc đồng. Thay vào đó, hãy dạy con suy nghĩ về những thời điểm áp lực của con như một cơ hội, thách thức đầy thú vị. Sử dụng những từ ngữ này sẽ giúp con của bạn đối mặt với thực tại bằng một thái độ tích cực hơn.
2. Cơ Hội Thứ Hai
Các em ở độ tuổi thiếu niên và trẻ nhỏ thường tin rằng thời điểm căng thẳng là cơ hội duy nhất để chứng minh bản thân mình, và chúng cho rằng đó là thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời; việc phóng đại tầm quan trọng sẽ càng làm tăng áp lực trong những tình huống mà con bạn đang gặp phải. Thay vào đó, hãy dạy con nên xem áp lực như những sự kiện thể thao hay một cuộc thử nghiệm chẳng hạn – rằng đó chỉ là một trong những cơ hội mà cuộc sống mang đến cho chúng.
3. Chấp Nhận Căng Thẳng
Vào đêm trước một kỳ thi thử giọng hát của con gái, một trận đấu lớn của con trai hay trước kỳ thi kết thúc trung học, làm thế nào để bạn có thể giúp con giảm áp lực và căng thẳng? Thay vì động viên, bạn hãy đề xuất con viết ra giấy những mối bận tâm của họ. Thực tế, lo lắng làm giảm sức mạnh xử lý thông tin trong não của chúng ta. Một nghiên cứu dựa trên cơ thể con người chỉ ra rằng viết ra những mối quan tâm trước thời điểm diễn ra sự căng thẳng có thể giảm bớt những suy nghĩ lo lắng, giúp con của bạn tập trung và làm hết sức mình.
4. Dự Đoán, Dự Đoán, Dự Đoán
Điều gì sẽ xảy ra nếu dây đàn bị đứt ngay giữa buổi thử giọng của bạn? Điều gì sẽ xảy ra nếu bài thi ra dạng viết tiểu luận thay vì chọn đáp án đúng? Hầu hết các em thường được đối mặt với những bất ngờ không biết trước. Hãy dạy trẻ dự đoán những tình huống có thể xảy ra và luyện tập các chiến lược có thể đối phó. Khi đó con của bạn sẽ học được cách thích nghi với các tình huống căng thẳng mà vẫn duy trì được sự điềm tĩnh để có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất.
5. Làm Nổi Bật Những Thành Công Của Con
Thành công là một cách tuyệt vời để tăng cường sự tự tin. Thỉnh thoảng hãy nhắc khéo về những thành công mà con bạn đã đạt được trong những giây phút trước khi họ bắt đầu một thử thách mới. “Tôi đã làm điều này nhiều lần rồi” là một thói quen suy nghĩ sẽ giúp các em giảm áp lực trong những thời khắc quan trọng ấy. Hãy để ý đến những thành công của con bạn, khi đó bạn sẽ có nhiều ví dụ hơn giúp con nhớ rằng chúng là những cá nhân có đủ khả năng, trình độ, và những nỗ lực hết mình có thể giúp chúng đáp ứng những thách thức thường xuyên hơn.
6. Chia Sẻ Cảm Xúc
Con của bạn có e ngại việc thổ lộ cảm xúc của chúng khi gặp áp lực hay không? Đối với nhiều trẻ, đặc biệt là các trẻ lớn thường giữ cảm xúc về những áp lực xung quanh chúng. Bạn không cần phải là một nhà tâm lý để hiểu rằng đây là một cách đáng thương cho chúng để đối mặt và điều này có thể dẫn đến những cảm giác lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, thậm chí có thể dẫn đến những hành vi xấu hơn. Hãy khuyến khích con bạn chia sẻ cảm xúc của chúng về những áp lực mà chúng đang trải qua. Giúp chúng giải quyết vấn đề bằng cách xác định cảm xúc của con, làm rõ những suy nghĩ và cung cấp các sự lựa chọn cho một hướng đi hiệu quả nhất.
Thanh Hằng (tổng hợp)