Nếu nghĩ rằng yoga chỉ mang lại lợi ích thể chất đồng nghĩa bạn đã bỏ lỡ lợi ích tuyệt vời mà yoga mang lại. Bằng cách luyện tập yoga thường xuyên, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy rằng bạn đang xây dựng nhiều hơn một cơ thể mạnh mẽ, linh hoạt.
Để tìm loại hình yoga phù hợp với bản thân, bạn nân lập ra một danh sách những điều bạn cần ưu tiên, những gì thứ bạn muốn đạt được: có phải bạn không e ngại đến việc sẽ bị đổ mồ hôi để có một thân hình nhỏ gọn, hoặc bạn thích những bài tập chuyển động nhẹ nhàng hơn, mang tính thiển tịnh hơn?
Hãy thử tham dự một vài lớp học rồi bạn sẽ nhanh chóng nhận ra loại hình yoga phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Ashtanga - Giải độc cơ thể
Loại hình yoga rất được ưa chuộng hiện nay Ashtanga là một loạt các tư thế tuần tự có nhịp độ nhanh được giới thiệu bởi bởi thầy K. Pattabhi Jois, ông sống ở Mysore, Ấn Độ. Ngàynay, các thiền sinh tiếp tục truyền bá hoạt động của Jois trên toàn thế giới, làm cho Ashtanga trở thành một trong những trường phái nổi tiếng nhất của yoga.
Hệ thống được dựa trên sáu tư thế theo độ khó tăng dần, cho phép người tập tập theo tốc độ của riêng họ. Trong lớp, bạn sẽ được dẫn dắt không ngừng thông qua một hoặc nhiều bước. Không có thời gian để điều chỉnh - bạn sẽ được khuyến khích để thở khi bạn chuyển từ tư thế này sang tư thế khác. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ đổ rất nhiều mồ hôi.
Yoga Therapy - Chữa lành
Vào năm 1993, Thạc sĩ Joseph Le Page đã sáng lập nên Integrative Yoga Therapy (IYT) tại San Francisco. Le Page đã phát triển một chương chường huấn luyện dạy dành cho các huấn luyện viên yoga, chương trình này được thiết kế dành riêng cho những tổ chức y tế và và các trung tâm chăm sóc sức khỏe, như các bệnh viện và các trung tâm phục hồi chức năng. Các khóa luyện tập IYP chuyên sâu trong hai tuần đã có mặt trên khắp thế giới, nhằm giúp đào tạo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, huấn luyện viên yoga và những trị liệu hoặc điều dưỡng viên làm quen với các tư thế nhẹ nhàng, cách hình dung, và phương pháp thở để chữa trị các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, bệnh tâm thần, và AIDS.
Le Page cho biết: “Quá trình chữa lành diễn ra thông qua các kết nối với những phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn chúng ta. Chương trình này cũng nhấn mạnh đếm quá trình chữa lành một cách chi tiết bằng cách chỉ ra những nhiều mức độ khác nhau của bệnh nhân – từ thể chất, tình cảm, đến tâm hồn của họ. Một ví dụ về việc áp dụng liệu pháp này đó là dạy cho các bệnh nhân bị bệnh tim cách nhận thức rõ ràng hơn về bản thân và tình trạng bệnh của họ ở nhiều cấp độ khác nhau, sử dụng yoga để thay đổi lối, các phương pháp thở, và các tư thế asana phù hợp với tình trạng bệnh, cùng cách hình dung có hiệu quả cho hệ tuần hoàn, và thiền định giúp tập trung vào việc chữa lành trái tim cho họ.”
Viniyoga – Thể lực toàn thân
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phát triển bản thân ở mọi cấp độ - từ thể chất, tinh thần, và cả trí thông minh. Thế thì tại sao chúng ta không tận dụng yoga như một thói quen để củng cố những biến chuyển này? Thật ra, Viniyoga là một phương pháp tập luyện vô cùng hữu ích cho mục đích này.
Với phương pháp luyện tập nhẹ nhàng được nghĩ ra bởi T.K.V. Desikachar này, các chuỗi tư thế kết hợp với hơi thở được áp dụng tùy theo nhu cầu của mỗi người. Theo Gary Kraftsow, giám đốc và cũng là huấn luyện viên tại American Viniyoga Institute tại đảo Maui ở Hawaii, Viniyoga là một phương pháp luyện tập kết hợp dành cho nhu cầu của mỗi cá nhân khi họ trưởng thành và thay đổi.
Kraftsow nói rằng: “Đối với trẻ em, chúng ta nên áp dụng phương pháp luyện tập giúp làm tăng khả năng giữ thăng bằng và giúp cho sự phát triển của cơ thể và não bộ. Đối với người lớn, chúng ta nên sử dụng phương pháp luyện tập giúp bảo vệ sức khỏe và tăng cường khả năng làm việc. Còn đối với những người lớn tuổi, chúng ta nên áp dụng phương pháp duy trì sức khỏe và giúp tăng cường khả năng nhận thức bản thân.”
Sivananda - Thư giãn và Sáng suốt
Bản chất của Sivananda Yoga là giúp cho môn sinh trả lời được câu hỏi muôn thuở “Tôi là ai?”. Phương pháp luyện tập yoga này dựa trên triết lý Swami Sivananda của Rishilesh người Ấn Độ. Đây là người đã dạy cho các môn đệ của mình cách “phục vụ, yêu thương, cho đi, thanh lọc tâm hồn, thiền định, nhận thức.” Để đạt được mục tiêu này, Sivananda đã sử dụng phương pháp giúp mọi người nhận ra và kết hợp các mức độ trải nghiệm khác nhau của họ, bao gồm sự nhận thức, con tim, cơ thể, và tâm trí.
Trên thế giới có hơn 80 trung tâm, cũng như tu viện và các chương trình đào tạo giáo viên, tất cả các nơi này đều sử dụng phương pháp hatha yoga, tập trung vào 12 tư thế cơ bản để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho xương sống. Các bài tập này cũng kết hợp với việc tụng kinh, thở và thiền định, giúp các học sinh giải tỏa stress và giải phóng năng lượng.
Hatha – Cho người mới bắt đầu
Nếu bạn đang xem qua brochure các lớp học của một trung tâm yoga, và các lớp yoga chỉ được ghi đơn giản là “hatha”, thì có thể huấn luyện viên sẽ dạy hai hay nhiều trường phái yoga khác nhau. Tốt hơn hãy hỏi huấn luyện viên hoặc người điều hành trung tâm xem huấn luyện viên này đã được đào tạo ở đâu, và bạn sẽ thực hiện các tư thế yoga trong một khoảng thời gian hay bạn sẽ phải chuyển động tác một cách nhanh chóng, và liệu rằng các lớp học này có cả thiền định và cầu kinh hay không. Những câu hỏi này sẽ cho bạn biết liệu lớp học sẽ thiên về di chuyển hay thiền định nhiều hơn.