logo

1. Yoga là gì?
Từ yoga được sinh ra từ từ yuj trong tiếng Sanskrit, có nghĩa là ghép nối hoặc trói buộc và thường được dịch thành "hợp nhất" hoặc một phương pháp kỉ cương. Một người nam khi luyện tập Yoga được gọi là yogi, còn người nữ được gọi là yogini.Tu sĩ Patanjali người Ấn Độ được cho là người đã biên soạn quá trình tập Yoga vào trong Quyển sách Yoga (Yoga Sutra) vào khoảng 2000 năm trước. Quyển sách (Sutra) là một tuyển tập gồm 195 cách ngôn đóng vai trò như một lĩnh cương triết học cho hầu hết các trường phái yoga ngày nay. Quyển sách cũng định ra 8 tầng trong luyện tập yoga: yamas (kiểm soát), niyamas (tuân thủ), asana (các tư thế), pranayama (hít thở), pratyahara (từ bỏ cảm xúc), dharana (tập trung), dhyani (thiền), và samadhi(định). Khi chúng ta khám phá được 8 tầng yoga này, chúng ta bắt đầu trau chuốt hành vi của chúng ta đối với thế giới bên ngoài, và rồi chúng ta tập trung nội tâm cho đến khi đạt được samadhi (sự giải thoát, khai sáng).
Ngày nay hầu hết những người luyện tập yoga đều thực hiện tầng thứ 3 (asana) gồm những tư thế luyện tập thể chất được thiết kế để thanh lọc cơ thể và nâng cao sức khỏe, thể lực cần thiết cho quá trình thiền lâu dài.


2. Từ Hatha có nghĩa là gì?
Từ Hatha có nghĩa là quyết tâm và mạnh mẽ. Yoga Hatha chỉ một hệ thống những bài tập thể dục (được hiểu là các tư thế hay asana) và chuỗi các tư thế được thiết kế để định hình da, cơ và xương người tập. Các tư thế cũng được tạo ra để mở ra rất nhiều các kênh, mạch trong cơ thể, đặc biệt là kênh trung tâm hay xương sống để cho năng lượng có thể lưu chuyển tự do.
Từ Hatha cũng được dịch thành ha có nghĩa "mặt trời" và tha tức là "mặt trăng". Cách dịch này cũng ám chỉ sự cân bằng của nam tính như năng nổ, nóng bỏng như mặt trời và nữ tính cảm thông, hiền hòa như mặt trăng vốn tồn tại trong mỗi người.
Hatha yoga là trường phái hướng đến tạo nên sự cân bằng và hợp nhất những mặt đối nghịch. Đối với cơ thể hữu hình, chúng ta có thể phát triển sự cân bằng giữa sức mạnh và sự dẻo dai. Chúng ta cũng học được cách cân bằng giữa nỗ lực và buông lỏng trong từng động tác.
Hatha yoga là một công cụ mạnh mẽ để thay đổi bản thân. Trường phái này yêu cầu chúng ta phải dồn sự tập trung vào hơi thở, giúp ổn định dao động trong trí óc và mở lòng hơn để bày tỏ từng khoảnh khắc.


3. Từ Om có nghĩa là gì?
Om là một chân ngôn (mantra), hoặc sự rung động, thường được tụng niệm khi bắt đầu và kết thúc mỗi giờ học yoga. Từ này cũng được cho là âm thanh của vũ trụ. Vậy có nghĩa là gì?
Các tu sĩ yoga thời cổ biết rằng các nhà khoa học ngày nay sẽ bảo chúng ta rằng cả vũ trụ luôn chuyển động. Chẳng có gì hoàn toàn đông đặc hay đứng yên cả. Mọi thứ đều tồn tại bằng sự dao động, tạo nên những xung nhịp mà các tu sĩ nhận ra chính là Om. Chúng ta luôn không nhận thức được âm thanh này trong đời sống hằng ngày, nhưng có thể nghe được trong tiếng lá thu xào xạc, sóng biển xô vào bờ và bên trong một vỏ ốc.
Đọc Om cho chúng ta cảm nhận được trải nghiệm như cách cả vũ trụ dịch chuyển đều được phản ánh lại, từ mặt trời lặn, mặt trăng mọc, thủy triều dâng rồi hạ, cho đến nhịp tim của chính chúng ta. Khi chúng ta đọc Om, thần chú sẽ đưa chúng ta đi qua hết những chuyển động của vũ trụ, qua hơi thở, nhận thức và năng lượng thể chất của chúng ta, và chúng ta bắt đầu cảm nhận được một kết nối to lớn hơn vừa khuấy động, vừa xoa dịu.


4. Liệu tôi có phải ăn chay để tập Yoga?
Nguyên tắc đầu tiên trong triết lý của yoga là không sát sinh (ahimsa), nghĩa là không hại mình và hại những sinh linh khác. Một số người diễn dịch tư tưởng này thành không ăn cả sản phẩm từ động vật. Việc ăn chay như thế nào vẫn còn là một tranh cãi trong cộng đồng yoga. Còn tôi tin rằng việc này phụ thuộc vào quan điểm cá nhân mỗi người. Nếu bạn nghĩ đến việc ăn chay, hãy bảo đảm cân nhắc các vấn đề sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến những người sống cùng bạn. Ăn chay không phải là việc bạn có thể áp đặt người khác, hành động ngang ngược như vậy không phải là một biểu hiện của ahimsa.


5. Tôi nên luyện tập bao nhiêu lần trong tuần?
Yoga rất tuyệt diệu, cho dù bạn chỉ tập một tiếng đồng hồ trong một tuần, bạn vẫn sẽ trải nghiệm những lợi ích nó mang lại. Nếu bạn có thể tập nhiều hơn, dĩ nhiên bạn sẽ thấy được nhiều lợi ích hơn nữa. Tôi đề nghị bắt đầu với hai hoặc ba tiếng mỗi tuần, mỗi lần tập một tiếng hoặc một tiếng rưỡi. Nếu đến giờ học mà bạn chỉ có thể tập được 20 phút cũng không sao cả. Đừng để thời gian hạn hẹp và những mục tiêu hư ảo trở thành chướng ngại vật, hãy làm những gì bạn có thể và đừng lo lắng gì cả. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy rằng khát khao của mình dành cho việc luyện tập sẽ tăng lên tự nhiên và bạn sẽ thấy mình tập nhiều dần lên.


6. Yoga so với giãn cơ và những loại hình luyện tập thể hình khác nhau như thế nào?
Không như giãn cơ và thể hình, yoga không chỉ là các tư thế luyện tập thể chất. Yoga tám tầng của Patanjali đã mô tả lý do mà quá trình luyện tập thể chất chỉ là một khía cạnh của yoga. Thậm chí trong phạm vi luyện tập thể chất, yoga vẫn độc nhất bởi chúng ta kết nối sự vận động của cơ thể và dao động của tinh thần với nhịp điệu của hơi thở. Kết nối tinh thần, thể xác và hơi thở giúp chúng ta hướng sự tập trung vào nội tâm. Thông qua quá trình tập trung vào nội tâm, chúng ta học được các nhìn nhận các lối suy nghĩ quen thuộc mà không cần phải định rõ, đánh giá hay cố gắng thay đổi chúng. Chúng ta ý thức hơn về những trải nghiệm từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Nhận thức chúng ta gặt hái được là thứ khiến yoga thành một phương pháp chứ không chỉ là một công việc hay một mục tiêu để hoàn thành. Thân thể và cả tinh thần bạn sẽ trở nên dẻo dai hơn rất nhiều nhờ vào yoga.


7. Yoga có phải là một tín ngưỡng không?
Yoga không phải là một tín ngưỡng. Yoga là một triết lý được khởi sinh ở Ấn Độ khoảng 5000 năm trước. Cha đẻ của yoga ashtanga cổ điển (Yoga tám tầng, khác với Ashtanga yoga của Sri K. Pattabhi Jois) là Patanjali, ông cũng là người biên soạn Quyển sách Yoga. Những ghi chép này cung cấp một đề cương cho quá trình nuôi dưỡng và thuần thục tâm linh vượt lên thân thể và tinh thần. Yoga đôi ...

BÀI VIẾT HỮU ÍCH