Bạn có thể sẽ nhận ra rằng chúng ta thường rất hay để ý đến bàn chân của mình trong mỗi buổi luyện tập Yoga đúng không nào? Bạn phải đặt chúng ở đâu, theo hướng nào, co duỗi ra sao, rộng dài bao nhiêu cho đúng. Chính việc tập trung vào bàn chân của mình, hiểu được cơ chế làm việc của chúng sẽ là bước đầu tiên giúp chúng ta xây dựng nền tảng sức bền cho việc luyện tập Yoga trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đôi bàn chân là “móng nền” của cơ thể
Cũng như vạn vật tự nhiên, mọi thứ đều bắt nguồn và lớn lên từ gốc rễ. Cơ thể ta đòi hỏi cần phải có một móng nền vững chắc để hỗ trợ cho sự thăng bằng, cho các hoạt động đòi hỏi sự linh hoạt cũng như lưu loát ở phần trên của cơ thể. Bàn chân và mắt cá chân của một người sẽ bao gồm:
- 26 thanh xương (1/4 xương trong cơ thể con người nằm dưới bàn chân)
- 33 khớp
- Hơn 100 cơ, gân khác nhau (liên kết với phần xương), và dây chằng (liên kết xương này với xương khác)
- Một mạng lưới các mạch máu, dây thần kinh, da và mô mềm
Ảnh: VideoBlocks
Tuy vậy, bộ phận này lại là nơi thường bị chúng ta lãng quên. Ngay từ khi mới chập chững biết đi, đôi chân chúng ta đã bị nhét vào những đôi giày có kích cỡ thay đổi theo từng thời kì. Hơn thế nữa, các bộ môn thể thao như chạy, đi bộ, workout, đạp xe đòi hỏi đôi chân phải hoạt động trong một không gian và vị trí cố định. Đó là chưa nói đến việc các chị em phụ nữ đôi lúc phải mang giày cao gót. Việc này dẫn đến sự cứng nhắc của chúng. Chúng ta có thể không nhận thấy được tác hại của chúng ngay lập tức, nhưng khi thời gian qua đi, việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến dáng đi, tư thế và mối liên kết của 2 phần cơ thể.
Xây dựng độ bám cho cơ thể trên mặt đất
Massage, đi bộ hay luyện tập Yoga với đôi chân trần sẽ giúp bạn củng cố được sức bền cho đôi chân của mình. Luyện tập Yoga sẽ khiến cho đôi bàn chân trở nên linh hoạt và chắc chắn hơn. Vì để có thể thực hiện được một cách chuẩn và hiệu quả nhất các tư thế đứng trong Yoga như Tư thế Chim Đại Bàng, Tư thế Chiến Binh, Tư thế Trái Núi…, người tập cần nhấn sâu vào mũi chân, ngón chân hoặc gót chân và tạo thêm áp lực lên phần bàn bóng của bàn chân, lên cơ sàn chậu và cơ đùi trong của mình. Điều này ko những giúp bạn tăng cường sức bền cho toàn bộ phần thân dưới mà còn giúp phát triển phần vòm của bàn chân một cách toàn diện, tăng cường độ bám và giữ thăng bằng cho cơ thể. Bên cạnh đó, vị trí, hướng đặt bàn chân sao cho đúng cũng là một trong những kĩ thuật giúp người tập khai thác được triệt để tác dụng của từng động tác Yoga.
Tư thế Con Đại Bàng. Ảnh: ZenLife
Kết nối cơ thể với vạn vật cuộc sống
Khi đôi chân của bạn được giải phóng khỏi những đôi giày bí bách, đó là lúc chúng có thể lấy lại sự tự do và năng lượng cho chính mình. Chính vì vậy, việc tập luyện Yoga trên đôi chân trần và thường xuyên tập trung vào các chuyển động của chúng là một cách giúp chúng ta cảm nhận được toàn bộ nguồn sức mạnh kết nối giữa cơ thể với lực hút của Trái Đất. Bên cạnh đó còn giúp ngăn chặn và giảm tối đa các vấn đề đau nhức xương khớp, gót chân hay đau lưng một cách hiệu quả. Hãy tận dụng từng cơ hội để kết nối với chính đôi chân của mình bằng việc đi chân trần, cho dù là trên bãi biển, bãi cỏ hay là ở nhà. Đi chân trần sẽ giúp ta cảm nhận được mối liên kết của cơ thể với vạn vật.
Ảnh: Instagram
Yoga Plus mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ phần nào nhận ra được tầm quan trọng của đôi bàn chân, không những là đối với cơ thể của chính mình, mà là còn đối với vai trò của chúng trong quá trình luyện tập Yoga. Chính vì vậy, hãy chăm sóc cho đôi chân mình thật tốt, dành ra chút thời gian để massage, lựa chọn cho mình những đôi giày phù hợp và luyện tập những động tác Yoga có lợi cho đôi chân mình, để “nền móng” của cơ thể luôn được vững chãi.
Lê Trang (CALIPSO)
ĐỌC THÊM: 4 tư thế Yoga tuyệt vời giúp giải độc và làm mới cơ thể chuẩn bị cho mùa hè năng động
----
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC LOẠI HÌNH YOGA THÚ VỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM YOGA PLUS Ở VIỆT NAM:
Trung tâm Yoga Plus Aeon Mall Bình Tân:
Tầng 2, số 01 đường số 17A, khu phố 11,
P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.
Hotline: (028) 7309 2999
Trung tâm Yoga Plus Thảo Điền Pearl Plaza:
Tầng 3, 12 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q. 2, TP.HCM.
Hotline: (028) 7303 1999
Trung tâm Yoga Plus Tòa nhà Handico:
Tầng 4, đường Phạm Hùng, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: (024) 7309 3999
FB fanpage: https://www.facebook.com/yogaplusvn/
Xem thêm: cách giảm cân nhanh tại nhà, chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng, giảm mỡ bắp tay, tập cơ bụng tại nhà, hiit là gì, cardio là gì