logo

Tập yoga mang lại nhiều lợi ích về tinh thần và cơ thể, nhưng sẽ thật khó khăn nếu chúng ta cứ chăm chăm dán mắt vào điện thoại hay không thể chia tay nổi smartphone của mình chỉ trong 5 phút. Hi vọng sau khi đọc bài viết bên dưới, bạn sẽ có thêm động lực để “tạm chia tay” điện thoại của mình, dành thời gian yêu thương bản thân hơn.

Một hội chứng tâm lý thời hiện đại ngày càng có nhiều người mắc phải chính là FOMO – chứng sợ bị lãng quên. Hãy thử nhớ lại những điều sau: “Tất cả mọi người đều đang có mặt trong đêm chung kết của một cuộc thi truyền hình thực tế, còn mình thì không tìm ra vé để tham dự. Hội bạn hay đi chơi của mình đang check-in ở một nhà hàng, họ đi ăn mà không rủ mình. Cô bạn đồng nghiệp đang có những ngày rong đuổi khắp châu Âu, đến toàn chỗ đẹp, còn mình lại không được đến đó…”.

Khi căng thẳng, thay vì cắm mặt vào điện thoại, tập yoga sẽ giúp cho tinh thần của bạn thoải mái hơn

Tất cả những cảm giác trên đều bình thường với bất cứ ai nếu chúng không xảy ra thường xuyên. Một khi cảm giác này liên tục xuất hiện khiến bạn thấy khó chịu, tức tối và tìm mọi cách để không bỏ lỡ những sự kiện đang diễn ra, chúng ta đang có dấu hiệu mắc hội chứng FOMO.

Hội chứng này đã được khoa học chứng minh là có thể gây hại cho sức khỏe vì nó khiến chúng ta làm mọi cách để “không bị lãng quên” bằng cách lạm dụng internet và các thiết bị di động thông minh (tablet, smartphone, laptop).

1. Sử dụng công nghệ quá mức có thể bị lo âu và trầm cảm

Nếu cứ chăm chăm dán mắt vào điện thoại thì khó có thể làm được gì khác

Nghiên cứu mới của Đại học Illinois công bố trên tạp chí Computers in Human Behavior cho thấy việc sử dụng internet và các thiết bị di động thông minh quá mức là nguyên nhân gây trầm cảm và lo âu. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên 300 sinh viên đại học ưu tú gắn bó với các thiết bị điện tử phần lớn thời gian, đặc biệt là trong những tình huốn căng thẳng. Họ có xu hướng sử dụng công nghệ để đối phó với những cảm xúc hay trải nghiệm tiêu cực. Nói cho dễ hiểu, khi lo lắng, những người được khảo sát cho biết họ sẽ tương tác với internet và điện thoại nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc né tránh hay đối phó là không tốt cho việc tạo dựng một tâm lý ổn định, khỏe mạnh trong thời gian dài. Hoạt động thể chất là một cơ chế ứng phó được cho là hợp lý hơn trong các trường hợp này. Khi cảm thấy căng thẳng, thay vì cắm cúi mặt mũi vào điện thoại, Facebook, mạng xã hội…chúng ta nên đặt điện thoại xuống, thay đổi tình trạng thể chất bằng cách tập thể dục, tập yoga sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

2. Cập nhật Facbeook liên tục khiến ta dễ ghen tị và phiền muộn

Tập yoga có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ với những hạnh phúc mà người khác có được

Facebook sẽ là một công cụ hiệu quả nếu ta sử dụng nó cho việc liên lạc, kết nối với người thân và bạn bè, chia sẻ những khía cạnh thú vị và quan trọng trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, nếu mạng xã hội này được dùng để bạn tìm hiểu xem một người quen nào đó của mình hiện nay sống sang chảnh ra sao, tình hình tài chính thế nào, hay “người yêu cũ có hạnh phúc bên người yêu mới không”…., nó có thể khiến ta sản sinh ra chứng ghen tị và dẫn đến trầm cảm vì cảm giác bị thua kém người khác. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm ngoái của đại học Missouri, chuyên về Máy Tính và Hành Vi Con Người, đã cho thấy việc theo dõi sít sao mọi thứ trên Facebook là nguyên nhân gây ra phiền muộn cho nhiều người. Cách để giảm bớt trầm cảm trong trường hợp này là tiết chế sự ganh tị khi lướt Facebook. Điều này có thể được thực hiện khi bạn cảm thấy vui vẻ với những hạnh phúc mà người khác có được. Tập yoga có thể mang đến lợi ích đó.

3. Phubbing phá hủy các mối quan hệ

Những cặp vợ chồng từ chối cả chuyện lãng mạn chỉ vì cả hai đều mải mê với smartphone

Hãy thử tưởng tượng chúng ta đang nói chuyện với một ai đó nhưng họ lại cứ dán mắt vào chiếc điện thoại di động. Hay cả đám bạn tụ tập trong quán cà phê nhưng mạnh ai nấy bấm điện thoại, thậm chí ngồi sát bên nhau cũng gửi link chát chít. Tệ hơn, có những cặp vợ chồng từ chối cả chuyện lãng mạn trên giường mỗi tối chỉ vì cả hai đều mải mê với smartphone?

Xin đừng ngạc nhiên bởi những người đó đang mắc một căn bệnh rất phổ biến của xã hội hiện đại: Phubbing. Được ghép từ hai từ "phone" (điện thoại) và "snubbing" (phớt lờ), phubbing là một từ mới trong tiếng Anh được sử dụng khá phổ biến ám chỉ hành vi "tập trung chú ý vào các thiết bị di động mà phớt lờ những người xung quanh". Một nghiên cứu năm 2015 từ đại học Baylor cho thấy chứng phubbing/snubbing có thể phá hủy các mối quan hệ của chúng ta, bao gồm cả mối quan hệ yêu đương, vợ chồng và khiến mức độ hài lòng trong tình cảm bị giảm sút, nặng hơn là chứng trầm cảm. 

Cherry Phạm (Calipso)

Tìm hiểu thêm về các loại hình yoga thú vị tại các trung tâm Yoga Plus tại Việt Nam:

Trung tâm Yoga Plus Aeon Mall Bình Tân: Tầng 2, số 01 đường số 17A, khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.
Hotline:(028) 7107 8989
Trung tâm Yoga Plus Thảo Điền Pearl Plaza: Tầng 3, 12 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q. 2, TP.HCM.
Hotline: (028) 7303 1999

FB fanpage: http://bit.ly/2lJ4qNn 

 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH