logo

Luyện tập thể hình cần thời gian, sự kiên trì cùng việc thực hiện chuẩn xác theo kĩ thuật. Dù bạn tự tin vào thể lực tốt, độ dẻo dai của cơ thể cùng chế độ dinh dưỡng lẫn nghỉ ngơi phù hợp, bạn cũng khó mà hoàn toàn tránh khỏi những chấn thương khi tập gym. Đặc biệt đối với những người đang luyện tập cơ tay, khả năng này còn cao hơn.

Chấn thương cổ tay

Chấn thương cổ tay rất dễ xảy ra khi người mới tập gym không chú trọng kiến thức mà chỉ đi sâu vào luyện tập theo bản năng. Chấn thương dạng này khiến bạn không thể luyện tập một cách bình thường bởi những cơn đau nhói, dai dẳng dội về mỗi khi bạn muốn nâng vật nặng.

 

Chấn thương cổ tay xảy ra rất phổ biến ở gymer (Ảnh: Coach Mag)

Chỉ cần va chạm mạnh, tập quá sức chịu đựng của gân, xương hoặc vặn xoắn tay sai tư thế, cổ tay của bạn có thể đau tới vài tháng liền. Chấn thương kéo dài khiến cổ tay bạn yếu hẳn, đau nhói mỗi khi muốn xoay hoặc lật bàn tay.

Trong những trường hợp này, bạn nên chườm đá lên vùng cổ tay từ 3 – 4 lần một ngày. Không bẻ, vặn xoắn nhằm tránh việc tổn thương nặng hơn. Bạn có thể tới gặp bác sĩ và thực hiện những biện pháp phục hồi.

Chấn thương bắp tay trước

Khi thực hiện bài tập Deadlift, gymer rất có khả năng sẽ mắc chấn thương bắp tay trước nếu cố gắng nâng mức tạ quá lớn so với sức lực bản thân. Đây là chấn thương rất nặng trong thể hình và chỉ có thể khắc phục bằng các cuộc phẫu thuật.

 

Bạn nên chọn mức tạ phù hợp khi thử sức ở bài tập Deadlift (Ảnh: Muscle & Performance)

Chấn thương khớp khuỷu tay

Chấn thương khớp khuỷu tay có thể xảy ra khi bạn nằm đẩy tạ nặng hoặc sơ ý khóa khớp khuỷu tay, khiến tay cong hẳn về trước khi thang tạ được đẩy lên cao nhất. Khi ấy, trọng lượng tạ dồn thẳng xuống xương cánh tay, ổ khớp khuỷu tay và chèn vào làm biến dạng bao hoạt dịch. Lâu ngày, chấn thương này gây ra thoái hóa khớp.

 

Rất nhiều gymer mắc lỗi sai khóa khớp khuỷu tay khi thực hiện đẩy tạ (Ảnh: Shape Magazine)

Những chấn thương phần mềm khác

Ngoài những chấn thương trên, các gymer hay người luyện tập thể thao có thể gặp phải chuột rút gây đau nhức vùng bắp thịt hoặc căng cơ, rách cơ do hoạt động quá mức.

Để tránh những đau đớn không đáng có gây gián đoạn quá trình luyện tập, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, bạn cần chú ý thực hiện đúng kĩ thuật ngay từ những bước đầu tiên. Đồng thời, bổ sung các chất cần thiết bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp và ngủ nghỉ khoa học.

Bình Minh (Calipso)

Xem thêm: 

Tại sao bạn không nên bỏ qua các bài tập cơ bắp tay?

Các bài tập thể hình đơn giản giúp cơ tay to vạm vỡ

Các bài tập thể hình cho cơ vai trước vạm vỡ

---

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC BỘ MÔN CỦA UFC GYM TẠI VIỆT NAM:

Quận 2 - TP. Hồ Chí Minh 
Lầu 3, Thảo Điền Pearl, 
Số 12 Quốc Hương, P. Thảo Điền
Hotline: (028) 7108 9889
FB Fanpage: https://www.facebook.com/cfycvn 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH