logo

Những bài tập yoga này không chỉ mở rộng phần hông – khu vực lưu giữ nhiều cảm xúc tiêu cực dồn nén, đặc biệt là ở phụ nữ - mà còn rộng mở trái tim của người tập. Nó có thể khiến bạn cảm thấy thư thái tâm hồn hơn sau khi tập luyện.

Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc phải đối diện với đổ vỡ và những chuyện không vui. Ly hôn, chia tay người yêu, mất người thân, cãi vã với bạn bè, mất đi một công việc mình đam mê…v.v…dù là gì, một trong những điều này cũng sẽ khiến bạn gặp phải những cảm xúc tiêu cực. Vấn đề là sự mất mát, đau buồn không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm trí con người mà ở các góc cạnh vật lý khác, nó còn khiến các phần trên cơ thể bị đau đớn.

Những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống sẽ giải phóng hoóc-môn gây stress và làm tăng lưu lượng máu đến các cơ bắp. Đây là một cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm tăng thêm động lực để bạn “chiến đấu hay bỏ cuộc”. Vì bạn không thể giải phóng cơ thể khỏi sự căng thẳng, các cơ quan sẽ trở nên căng cứng, kém linh hoạt và đau đớn. Tập yoga có thể giảm bớt những ảnh hưởng xấu của cảm xúc tiêu cực lên cơ thể, đặc biệt là với những tư thế yoga được Saksham – quán quân huy chương vàng cuộc thi Master Yoga Science & Holistic Health - huấn luyện viên từ Yoga Plus gợi ý trong bài viết này.

Anjaneyasana - Tư thế kị sĩ

Lưu ý: Nên khởi động làm ấm người trước khi thực hiện động tác yoga này.

Chùng một bên gối xuống thấp tạo thành góc vuông 90 độ. Đầu gối của chân còn lại chạm sàn. Nâng 2 cánh tay song song lên qua đầu, lưng hơi cong và mắt hướng lên trên. Giữ tư thế trong vòng 5 -1- nhịp thở. Lặp lại tương tự với chân còn lại.

Ustrasana - Tư thế lạc đà

Quỳ gối tạo thành một góc vuông với sàn nhà, uốn ngửa người về phía sau, mặt ngước lên trần nhà và hai bàn tay chạm hông. Hít vào thật sâu và bắt đầu cong lưng từ từ để tay chạm gót chân. Giữ tư thế này trong 10 nhịp thở.

Eka Pada Rajakapotasana - Tư thế bồ câu

Ngồi trên thảm với chân phải co lại, bàn chân hướng vào trong xương chậu. Hít sâu, thở ra và kéo chân trái lên phía trước, co chân lại. Đồng thời đạp chân phải về phía sau cho đến khi mặt trên đùi phải ép sát xuống thảm, duỗi thẳng mũi bàn chân. Hít 1 hơi thật sâu đồng thời vươn người lên, thẳng lưng, hơi nhắc người lên; thở ra hạ người xuống, ép chân sau để vùng cơ háng và cơ hông mở rộng ra. Tiếp tục thực hiện bước 3 trong khoảng 9 nhịp hít thở. Trở lại vị trí ban đầu theo trình tự ngược lại. Lặp lại tương tự quá trình với chân bên kia.

Lưu ý: gót chân trái có thể ép sát vào người, hoặc nếu dẻo hơn, bạn có thể đặt cẳng chân trái vuông góc với đùi.

Xem thêm: ăn trứng có béo không, ăn chuối có béo không, chuối bao nhiêu calo, 1 chén cơm bao nhiêu calo, bánh tráng trộn bao nhiêu calo

Balasana - Tư thế đứa bé

Bắt đầu bằng cách ngồi trên gót chân, cúi đầu xuống sàn. Đặt hai cánh tay ra phía sau chạm sàn, song song với hai chân. Thả lỏng cổ và nhắm mắt lại, giữ tư thế này trong khoảng 3 phút.

Bhujangasana - Tư thế rắn hổ mang nhẹ

Lưu ý: Những ai có vấn đề vể lưng cần tránh thực hiện tư thế này

Nằm sấp, hơi ngóc đầu và thân trên lên bằng cách chống tay xuống sàn, đặt khuỷa tay ngay dưới vai và rướn nhẹ về phía trước. Mắt nhìn thẳng.

Ngoài việc thực hiện các tư thế yoga theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên, người tập cần lưu ý đến kĩ thuật thở và ngồi thiền để tinh thần được thư giãn và nâng cao hiệu quả tập luyện. Hãy đến phòng tập yoga thay vì tập luyện ở nhà vì không khí phòng tập cùng với sự kết nối của cộng đồng sẽ giúp học viên cảm thấy khá hơn.

Cherry Phạm

Ảnh tư liệu

BÀI VIẾT HỮU ÍCH