logo

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thì người trưởng thành cần dành ít nhất 2.5 giờ mỗi tuần để tập luyện thể dục thể thao thông thường và tập các bài tập tăng cơ khoảng 2 ngày trong 1 tuần. Và khuyến nghị đó vẫn giữ nguyên đối với những bệnh nhân ung thư, tuy nhiên cách họ tập luyện sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào diễn biến căn bệnh và cách điều trị đang được áp dụng đối với cơ thể người bệnh.

Điều trị bằng hoá trị và xạ trị mang tính luỹ kế và điều đó có nghĩa là càng điều trị nhiều thì bạn sẽ càng cảm thấy mệt mỏi. Và các bác sĩ thường hỏi bệnh nhân của mình hãy tự đánh giá sức khoẻ của mình theo thang điểm từ 0 (không cảm thấy mệt mỏi) đến 4 (cực kỳ mệt mỏi) trước khi quyết định có nên tập các bài tập đòi hỏi sự cố gắng nhiều hay không.

Bạn cần phải lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn cảm thấy rất mệt thì bạn phải cho bản thân mình được nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn chỉ cảm thấy hơi mệt thì bạn nên tập, dù tập ít thì còn đỡ hơn là không làm gì cả. Và cũng như đối với những người khoẻ mạnh, 4 dạng bài tập sau đều rất quan trọng: aerobic, bài tập tăng sức mạnh, thăng bằng và giãn cơ.

1. Các bài tập Aerobics

Bài tập Aerobics giúp tăng nhịp tim và nó bao gồm các động tác như đi bộ, đạp xe và chạy bộ. Bằng cách phối hợp việc tập luyện tăng tuần hoàn với các bài tập tăng sức mạnh, chúng ta có thể làm tăng lượng cơ sạch nhanh chóng, giảm mỡ và tăng cường trao đổi chất của cơ thể.

Bài tập Aerobics giúp tăng nhịp tim và nó bao gồm các động tác như đi bộ, đạp xe và chạy bộ (Ảnh: Fitness and Workout)

Và 1 trong những điều quan trọng nhất là duy trì trọng lượng cơ thể bởi bạn đang đốt cháy năng lượng. Thừa cân là một yếu tố gây ung thư. Và việc duy trì trọng lượng cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp làm giảm nguy cơ phát triển và tái phát ung thư.

Hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư vú khoảng 20-80%; giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung từ 20-40% và giảm ung thư đại tràng từ 30-40% số liệu theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia của Mỹ.

Bài tập aerobics cũng có thể giúp mọi người cảm thấy tốt hơn trong quá trình tiến hành điều trị bệnh ung thư và việc tập luyện cũng giúp cải thiện sự phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên một bệnh nhân ung thư có thể sẽ không có đủ năng lượng để tập một bài tập thông thường trong 30 phút hoặc một ngày tập luyện nặng. Vì vậy, bệnh nhân có thể tập 10 phút/bài tập và chia ra 3 lần tập/ngày để có hiệu quả tương đương.

Các bài tập đi bộ cực kỳ an toàn dành cho những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi tập với máy chạy bộ

2. Bài tập tăng cường sức mạnh

Bài tập tăng sức mạnh giúp cải thiện sự săn chắc cơ và chống lại việc mất cơ xảy ra khi lớn tuổi. Các bài tập này có thể được thực hiện với tạ đơn, tạ đòn và các máy tập tạ.

Bài tập tăng sức mạnh giúp cải thiện sự săn chắc cơ và chống lại việc mất cơ xảy ra khi lớn tuổi (Ảnh: PinsDaddy)

Nhưng mật độ xương và cơ bắp của một người bình thường lại khác so với một bệnh nhân ung thư. Hoá trị có thể khiến mật độ xương của phụ nữ mất đi trong một năm bằng với mật độ xương mất đi trong một thập kỷ.

Đó là lý do quan trọng khiến việc tập luyện tăng sức mạnh là hết sức quan trọng. Bởi cơ bắp trở nên dày đặc hơn sẽ tạo nhiều áp lực lên xương. Việc cố gắng duy trì mật độ xương của cơ thể thông qua các bài tập tăng cường sức mạnh và các bài tập có kèm trọng lượng như đi bộ sẽ giúp bạn duy trì mật độ xương của cơ thể.

Các bài tập với tạ không giúp tăng mật độ xương nhưng chí ít nó giúp cơ thể duy trì mật độ xương.

Các bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình trước khi theo các chế độ tập luyện với tạ.

Tìm hiểu thêm: Nhận định sai lầm về tăng cơ của phụ nữ

3. Các bài tập thăng bằng

Khả năng giữ thăng bằng là rất quan trọng để tập luyện không bị trượt ngã hoặc xáo trộn. Đối với một số bệnh nhân ung thư, các loại thuốc có thể gây mất thăng bằng. và đối với những bệnh nhân đang làm hoá trị khiến mật độ xương giảm đáng kể thì chỉ cần một cú ngã nhẹ cũng làm gãy xương.

Khả năng giữ thăng bằng là rất quan trọng để tập luyện không bị trượt ngã hoặc xáo trộn (Ảnh: Pinterest)

Vì vậy các bệnh nhân ung thư và những người đang phải tìm cách tồn tại với căn bệnh này cần đảm bảo các bài tập giữ thăng bằng là một phần trong chu trình tập luyện của mình. Các bài tập giữ thăng bằng đơn giản như đi bộ trên lối đi hẹp (bằng cách di chuyển với bàn chân trước giữ thẳng 1 đường với bàn chân sau, như thể đi trên dây) hoặc kiễng gót chân (đứng tại một điểm và kiễng gót chân lên xuống) có thể cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

Tìm hiểu thêm: 7 bí mật để giữ thăng bằng trong Yoga

Một số bài tập giữ thăng bằng khác như đứng bằng một chân (giữ thân người trên 1 chân trong vòng 60 giây) và động tác “rượu nho” (tức di chuyển sang hai bên với hai chân di chuyển chéo nhau liên tục)

Các bài tập giữ thăng bằng tương đối an toàn để có thể được thực hiện ngay sau khi trải qua trị liệu.

4. Các bài tập co giãn cơ

Với một số bệnh nhân ung thư cần phẫu thuật, nhiều người trong số đó cảm thấy một vài bộ phận nhất định trên cơ thể sẽ bị yếu đi. Ví dụ, những bệnh nhân bị ung thư vú có thể cảm thấy vai yếu sau khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ vú.

Có nhiều bài tập đặc biệt để tăng cường sức khoẻ vai. Phụ nữ bị ung thư vú có thể sẽ muốn thực hiện các động tác mà họ đứng dựa lưng vào tường và di chuyển cánh tay lên xuống để tăng cường phạm vi cử động.

Tìm hiểu thêm: 3 động tác Yoga giúp giãn cơ

Tuy nhiên các bệnh nhân ung thư cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập co giãn cơ (Ảnh: MEDICINA ONLINE)

Nhưng bạn sẽ chỉ muốn tập tới mức tăng mà không gây đau. Việc tập các bài tập co giãn cơ ngay vị trí làm phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động tại các vị trí đó.

Tuy nhiên các bệnh nhân ung thư cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập co giãn cơ. Và có một số tư thế sẽ gây khó khăn cho người bệnh.

Phương Thảo (CALIPSO)

Nguồn : www.livescience.com

Xem thêm: 9 CƠN ĐAU VÀ NHỨC MỎI CÓ LIÊN QUAN TỚI STRESS VÀ CẢM XÚC

 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH