logo

Bạn có biết rằng các chuyên gia về sức khỏe khi nói về béo bụng, không chỉ đơn giản việc vùng bụng không được phẳng cho lắm mà cái quan trọng hơn họ muốn lưu ý chính là mỡ nội tạng. Việc có quá nhiều mỡ tích tụ dẫn đến béo bụng sẽ dẫn tới các bệnh nguy hiểm gây nguy hại cho sức khỏe.

Để giúp giải mã những mối nguy hiểm tiềm tàng mà việc có quá nhiều mỡ gây nên tình trạng béo bụng, chúng ta hãy cùng trò chuyện với hai chuyên gia đến từ đại học Y dược Chapel Hill thuộc ĐH Bắc Carolina: bác sĩ Sue Kirkman – giáo sư khoa dược, là giám đốc Trung tâm chăm sóc bệnh tiểu đường và bác sĩ Sriram Machineni – trợ lý giáo sư, giám đốc của Phòng khám theo dõi cân nặng y học.

Cùng lắng nghe những ý kiến chuyên môn y khoa về mức độ nguy hiểm của việc béo bụng:

Béo bụng khác gì so với các loại béo phì khác?

Mỡ hình thành ngay bên dưới lớp da và trên lớp cơ. Chúng thường được tìm thấy tại phần mông, đùi hoặc bắp tay. Đây là loại mỡ mà bạn có thể nhìn thấy hoặc có thể cảm nhận sự chuyển động khi chạm vào lớp da bên trên. Loại này thường không tác động đến sự suy nhược cơ thể nào.

Còn mỡ nội tạng là loại mỡ nằm sâu bên trong, bao xung quanh các cơ quan nội tạng như gan, ruột, tuỵ… và được nhìn thấy rõ nhất qua hiện tượng "béo bụng". Chúng ta thường nghĩ rằng các loại mỡ chỉ là các lớp mô mỡ dưới dạng tích trữ. Nhưng mỡ nội tạng lại hoạt động rất mạnh mẽ. Nó tiết ra các kích thích tố gây viêm nhiễm, góp phần tạo nên hiện tượng kháng insulin, cholesterol / triglyceride bất thường do đó làm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim và ung thư.

Tìm hiểu thêm:  LÀM SAO ĐỂ GIẢM MỠ BỤNG DƯỚI?

Những mối nguy hại đặc biệt mà việc dư thừa mỡ nội tạng gây ra

Bác sĩ Kirkman cho chúng ta biết rằng béo bụng thường liên quan tới các bệnh lý nghiêm trọng bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tiểu đường loại 2, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - có thể dẫn đến kinh nguyệt bất thường, vô sinh, tăng trưởng quá mức lông tóc ở nữ giới. Đặc biệt là các căn bệnh nguy hiểm như Ung thư. Béo bụng có thể gây chứng ngưng thở khi ngủ, tăng huyết áp và bệnh gan nhiễm mỡ (nặng hơn nữa là xơ gan). Viêm khớp cũng là bệnh khá phổ biến ở những người bị mỡ nội tạng cao do cơ thể đang phải mang trọng lượng lớn. Đó chính là dấu hiệu báo khả năng cơ thể đang phản ứng với các nhân tố gây viêm mà mỡ nội tạng tiết ra.

Trầm cảm và chứng mất trí có liên quan với việc dư thừa chất béo nội tạng do việc cơ thể kém vận động. Mỡ dư thừa kết hợp bệnh lý viêm nhiễm khác cũng có thể gây ra tử vong sớm.

Tìm hiểu thêm:  4 BÀI TẬP GIẢM BÉO BỤNG VÒNG EO THON GỌN

Làm cách nào bạn nhận biết mình bị dư mỡ nội tạng?

Cách đơn giản nhất là thử đánh giá lượng mỡ nội tạng là thông qua việc đo vòng hai để xác định tình trạng béo bụng của bản thân. Không giống với việc đo size quần. Bạn cần phải đo với thước đo ngay vị trí xương hông, vòng ngang thắt lưng khi đang đứng thẳng. Tìm hiểu chỉ số BMI và tiến hành đo thêm kích thước vùng bụng tham khảo, nếu như chỉ số này ít hơn 35 là bạn đang sở hữu tình trạng bình thường. Còn nếu chỉ số của bạn vượt quá 35 thì rất có khả năng đang trong tình trạng mỡ nội tạng cao.

Điều khó khăn nhất là đôi khi một người nhìn trông cực kỳ khoẻ mạnh về mặt thể hình nhưng vẫn có thể bị mỡ nội tạng. Điều này thường xuất hiện ở các vận động viên tiêu thụ lượng lớn carbohydrate đơn, mặc cho cường độ hoạt động cao của họ. Thêm vào đó là tuổi cơ thể, khối lượng mỡ dưới da giảm, mỡ nội tạng tăng và gây tình trạng béo bụng. Vì vậy có khi cân nặng ổn định nhưng tuổi tác lại góp phần làm tăng đáng kể lượng mỡ nội tạng.

Tìm hiểu thêm:  BỘ BÀI TẬP "HẠ GỤC NHANH - TIÊU DIỆT GỌN" MỠ BỤNG DƯỚI

Điều gì gây nên mỡ nội tạng và chứng béo bụng?

Chất béo dư thừa tích lũy ở bụng bởi nhiều lý do. Các chuyên gia đã chỉ trích việc ăn quá nhiều nhung lười vận động tập thể dục thể thao. Bác sĩ Machineni cho biết thêm là chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều carbohydrate đơn, sản phẩm dinh dưỡng kích thích tiết insulin được cho là làm tăng tích tụ mỡ nội tạng gây tình trạng béo bụng.

Yếu tố di truyền và nội tiết tố cũng góp phần ảnh hưởng. Các mức estrogen và testosterone cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành béo bụng. Bác sĩ Kirkman giải thích rằng: "Trước thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có xu hướng tích tụ chất béo nhiều hơn dưới da. Sau khoảng thời gian đó, mỡ có xu hướng tích tụ trong bụng. Vì vậy estrogen dường như đóng một vai trò trong phân phối chất béo trong cơ thể ở phụ nữ. Mức testosterone xuất hiện để giúp đàn ông giữ chất béo ổn định trong cơ thể. Nhưng trái lại, với phụ nữ mức độ testosterone cao, có thể xuất hiện ở những người mắc chứng PCOS liên quan đến chất béo nội tạng hơn”.

Bác sĩ Kirkman cũng lưu ý một số điều kiện nội tiết tố hiếm gặp hơn như Hội chứng Cushing (quá nhiều cortisol được tạo ra do các khối u tuyến thượng thận hoặc tuyến yên) cũng có thể dẫn đến béo phì và mỡ nội tạng. Di truyền, môi trường, các chế độ ăn uống, lượng bài tập thể dục, tuổi tác, tình trạng nội tiết tố, ...tất cả các yếu tố trên đều có thể tác động đến tình trạng béo bụng của cơ thể.

Tìm hiểu thêm:  GIẢM MỠ BỤNG DƯỚI VỚI 3 CÁCH CỰC KÌ ĐƠN GIẢN

Chúng ta cần làm gì để loại bỏ mỡ nội tạng?

Cách tốt nhất để tránh hoặc loại bỏ béo bụng quá mức là tập thể dục, giữ cân nặng, kiểm soát lượng mỡ thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Đối với những người muốn loại bỏ chất béo đã tích lũy ở bụng, chế độ ăn low-carb có thể sẽ hiệu quả hơn, đặc biệt khi kết hợp với các bài tập aerobic và các bài tập tăng cường thể chất. Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cân nặng của bản thân đi xuống mà còn giảm các nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Hãy vận động để chống lại tình trạng béo bụng nhằm giúp cải thiện sức khỏe và vóc dáng để lấy lại sự tự tin của chính bạn.

Tìm hiểu thêm:  YOGA GIẢM MỠ BỤNG CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU (PHẦN 2)

Phương Thảo (Calipso)

Nguồn: Popsugar.com

BÀI VIẾT HỮU ÍCH