Nguyên tắc dinh dưỡng gymer không được quên: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất ngày
Công việc bận rộn, thiếu ngủ, chán ăn,... có rất nhiều cái cớ để nhiều người bỏ qua bữa sáng. Bạn có biết, thói quen bỏ bữa sáng, ăn uống qua loa chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau tim, uể oải trong học tập, làm việc và có khi dẫn đến tai nạn nguy hiểm đến tính mạng?
Theo kết quả một nghiên cứu của trường đại học Erlangen Đức, tuổi thọ của những người không chú trọng bữa sáng thấp hơn nhóm người ăn sáng đầy đủ bình quân 2,5 tuổi. Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard đã chứng minh rằng, không coi trọng bữa sáng làm tăng thêm 27% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trước khi ăn sáng nên uống nước
Cơ thể sau một giấc ngủ dài từ 6 đến 8 tiếng sẽ tiêu hao rất nhiều nước và dinh dưỡng. Bên cạnh việc ăn sáng đủ chất với đầy đủ tinh bột, chất béo, đạm, xơ, việc uống 1 cốc nước mỗi sáng là lời khuyên của bất kì chuyên gia dinh dưỡng nào
Do đó, sau khi tỉnh dậy bạn không nên vội vàng ăn sáng ngay. Thay vào đó, bạn nên lập tức uống từ 1-2 cốc nước lọc để kịp thời bổ sung lượng nước mất đi qua một đêm, hơn nữa còn giúp hỗ trợ làm sạch đường ruột. Tuy nhiên cần lưu ý không nên uống quá nhiều nước trước khi ăn sáng.
Nên ăn sáng sau khi thức dậy 20’
Ăn sáng luôn khi vừa thức dậy, sẽ ảnh hưởng tới sự nghỉ ngơi của dạ dày và đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa đang ở trạng thái nghỉ ngơi phải hoạt động ngay lập tức. Gây rối loạn tới sự nhịp nhàng của đường ruột. Vì thế, thức dậy sau 20 -30 phút ăn sáng là thích hợp nhất, bởi lúc này cơn đói của chúng ta là mạnh nhất.
Ngoài ra, khoảng cách giữa bữa sáng và bữa trưa tốt nhất là từ 4-5h. Nếu sáng ăn sáng quá sớm, thì nên nạp thêm năng lượng trong bữa hoặc điều chỉnh thời gian cho bữa trưa sao cho hợp lí.
Lời khuyên về 3 nhóm thực phẩm chính trong bữa sáng
Theo khuyến cáo của hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ, một bữa ăn sáng hợp lý nên đảm bảo cung cấp khoản 300 đến 450kcal với 50% carbohydrate, 30% protein, 25% đến 30% chất béo.
Để bữa ăn lành mạnh hơn, bạn có thể thay thế cơm, bánh bao, bánh mỳ, phở bằng gạo lứt, bánh mì đen, cháo yến mạch với các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp no lâu mà dễ chuyển hóa năng lượng. Sử dụng protein từ trứng gà, sữa, sữa đậu nành, các sản phẩm làm từ đậu, các loại thịt đã nấu chín…, hoa quả có múi và nhiều rau màu xanh đậm.
Mia Trần (tổng hợp)