logo

Những cuộc đời khác nhau, những số phận tưởng như chẳng liên quan gì nhau nhưng họ lại có điểm chung duy nhất là luyện tập thể dục để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Có người bị tai nạn xe, có người bị trầm cảm, có người bị bệnh bẩm sinh... Họ không đầu hàng số phận mà chấp nhận đương đầu, vượt qua trở ngại bằng sự thay đổi lớn lao.

Đáp lại những nỗ lực không ngừng nghỉ của 3 cô giá người Mỹ, kết quả họ nhận về là sự kỳ diệu, điều "thần kỳ" mà việc luyện tập thể dục đã mang đến: sức khỏe được phục hồi!

1. Đạp xe giúp Kimberly Whittaker hồi phục sau 2 vụ tai nạn xe hơi

Sau khi liên tiếp bị tai nạn xe trong cùng 1 tháng, Kimberly từ một người tập yoga đều đặn ba đến năm buổi một tuần trở thành một người có vấn đề với các khớp chân tay, đầu gối. Cô còn bị đau lưng và đau cổ. Việc này khiến ngay cả đến việc ngồi xuống đứng lên của cô cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Điều quan trọng là cô chỉ mới 25 tuổi. 

Cô cho biết mình bị căng thẳng thần kinh, về mặt thể chất thì bị tăng cân, và còn cảm thấy cơ thể như căng cứng lại. Thêm vào đó là việc mất đi khả năng vận động ngày càng tăng. Và đó là lúc mà cô nhận ra mình phải thay đổi. Cho nên cô đã trở lại phòng tập gym và bắt đầu tập các bài tập cardio nhẹ, rồi tham gia các lớp đạp xe để cơ thể mình có thể cử động. Dạo đầu cô cảm thấy đau đớn và chán nản, nhưng dần dần, cô cảm thấy ít lo lắng hơn.

Và bây giờ cô tập luyện với PT (Huấn luyện viên cá nhân) của mình 3 buổi/tuần để giúp tăng sức mạnh cho cơ và các khớp. Vào những ngày cô cảm thấy quá đau thì cô sẽ tập chậm lại nhưng vẫn hoàn thành bài tập của mình. Lớp đạp xe là hữu hiệu nhất bởi nó cho cô cảm giác có thể cử động toàn bộ cơ thể và tập trung toàn bộ năng lượng của mình vào bàn đạp, từng bước đạp, bước này nối tiếp bước kia. Cô dần tìm ra được sự thư thái.

Tìm hiểu thêm: Luyện tập với xe đẹp hiệu quả ngoài sức tưởng tượng

Lớp đạp xe là hữu hiệu nhất bởi nó cho Kimberly cảm giác có thể cử động toàn bộ cơ thể và tập trung toàn bộ năng lượng của mình vào bàn đạp (Ảnh: Shape)

 

Lời khuyên của Kimberly : Dẫu cho nó thật khó khăn để hồi phục sau một sự kiện đau thương như tai nạn xe hơi, bạn cũng không được để nó chiếm lấy bạn. Hãy cứ bắt đầu thật chậm nhưng chắc và thuê một huấn luyện viên chuyên nghiệp để hỗ trợ nếu bạn cần để bắt đầu và cảm thấy an tâm khi có người giám sát.

2. Chạy bộ giúp tim của Lynda Trujillo (26 tuổi) vẫn còn đập

Trong hơn một năm, Lynda đã được chẩn đoán mắc một loạt các bệnh bao gồm tim đập nhanh, tăng huyết áp, chóng mặt, ngứa ran người và khó thở.

"Mọi việc bắt đầu vào một đêm khi tôi đang nằm thư giãn ở nhà, thì đột nhiên tôi bị đưa vào phòng cấp cứu với ý nghĩ là có thể mình sẽ không sống được nữa". Và từ lúc đó trở đi, sự sợ hãi bởi những lần hồi sức cấp cứu vẫn còn tiếp tục xâm lấn cô thêm nhiều tháng kế tiếp. Cô bị chẩn đoán nhầm và được tiêm một loại thuốc tim nghiêm trọng khiến mọi việc còn trầm trọng hơn. Cô không cảm thấy an toàn khi đi làm hoặc đi đâu một mình vì sợ sự việc xảy ra một lần nữa và cô có thể không qua khỏi. Cô cảm thấy chán nản, sợ hãi và cảm giác như cô không còn kiểm soát được cuộc sống của mình.

Cô quyết định tìm tới các bác sĩ khác và cuối cùng họ cũng có thể đưa ra một số câu trả lời. Khi họ giúp cô tìm ra điều gì đã xảy ra (cô được chẩn đoán là mắc hội chứng nhịp đập nhanh tư thế - là một tình trạng xảy ra khi mà chỉ một hoạt động thay đổi tư thế có thể khiến tim bệnh nhân đập nhanh đột ngột - và ngất do phản xạ thần kinh). Mọi chuyện như những đám mây bay đi và cô đã quyết định vấn đề lưu thông máu sẽ không thể hạn chế cô. Với sự đồng ý của bác sĩ, cô đã đăng ký chạy một nửa đường chạy marathon đầu tiên của tôi - cuộc chạy đua mang Công chúa Disney, mặc dù đường chạy dài nhất của cô trước đây chỉ dài có bốn dặm.

Vượt qua được vạch đích là ngày mà cô cảm thấy thành công nhất. Cô đã lấy lại được quyền kiểm soát và cảm thấy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Việc chạy đua đã giúp cô không còn chán nản và lấy lại được sự tự tin vốn có. Nó giúp cô tập trung vào nhiều điều to lớn hơn và lấy đi nỗi sợ bị bệnh lần nữa.

Tìm hiểu thêm: 4 lưu ý khi tập với máy chạy bộ

Việc chạy bộ còn giúp cô thay đổi khẩu phần ăn của mình. Cô tránh ăn những chất có thể làm tim cô đập nhanh hơn như caffein và cô ăn những bữa ăn nhỏ giúp ổn định đường huyết. Luôn đảm bảo bổ sung chất điện giải và muối khoáng để giữ cơ thể không bị ngất.

Việc chạy đua đã giúp Lynda không còn chán nản và lấy lại được sự tự tin vốn có (Ảnh: Shape)

Lời khuyên của Lynda: Luôn tìm kiếm cơ hội thứ hai hoặc thứ ba. Hãy lắng nghe cơ thể của mình. Sau tất cả, không ai biết nó tốt hơn chính bản thân mình.

3. Yoga đã giúp Lee Hersh (22 tuổi) yêu cơ thể của mình hơn

Vì bị stress và áp lực việc học hành, Lee bắt đầu vật lộn với chứng biếng ăn và trầm cảm, mất cân bằng cuộc sống và không còn yêu cơ thể mình nữa. Sau một năm hạn chế nghiêm khắc calorie và tập luyện với cường độ cao, Lee cuối cùng cũng nhận ra mỗi người đều định nghĩa riêng về sự khoẻ mạnh và cô lại đang phấn đấu trái ngược với điều đó. Cô bắt đầu thay đổi lịch tập luyện và biến các bài tập nhàm chán thành thú vị hơn bằng việc gặp gỡ các bạn tập cùng yoga, chạy bộ ngoài trời và còn tập luyện cùng với em gái.

Tìm hiểu thêm: Yoga mang lại nhiều lợi ích hơn bạn biết

Hãy làm điều bạn yêu và bạn sẽ yêu điều bạn làm (Ảnh: Shape)

Lời khuyên của Lee: Hãy làm điều bạn yêu và bạn sẽ yêu điều bạn làm. Câu nói này đã truyền cảm hứng để cô tìm niềm vui và cách khoẻ mạnh hơn để luyện tập thể dục. Yoga đã giúp cô tìm thấy bình yên trong tâm hồn và cảm thấy niềm tự hào với chính cơ thể của mình, mặc kệ dáng vẻ và cân nặng.

Phương Thảo (CALIPSO)

Nguồn: Shape

Xem thêm: TẤT CẢ BỆNH NHÂN UNG THƯ NÊN ĐƯỢC KÊ ĐƠN TẬP LUYỆN THỂ DỤC

 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH