logo

Ăn nhiều trứng ngỗng để con thông minh, uống nước dừa để da trắng, mang thai phải ăn gấp đôi bình thường… là những quan điểm sai lầm mà các bà bầu nên tránh trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày nếu muốn thai nhi khoẻ mạnh.

[ LÀM GÌ KHI MANG THAI ĐỂ NHANH CHÓNG GIẢM CÂN SAU SINH?]

[7 ĐIỀU PHỤ NỮ MANG THAI CẦN GHI NHỚ KHI TẬP YOGA]

[TẬP GÌ SAU SINH ĐỂ THON GỌN NHƯ THU MINH?]

[DOANH NHÂN KIM NGUYỄN: “TÔI TIN VÀO YOGA ĐỂ LẤY LẠI VÓC DÁNG QUYẾN RŨ SAU SINH.”]

[GIẢM CÂN SAU SINH – NÊN VÀ KHÔNG NÊN]

Muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng?

Thực ra trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và còn kém trứng gà về mặt giá trị dinh dưỡng. Trứng ngỗng tuy giàu protein hơn trứng gà một chút (trứng ngỗng 13,5%, trứng gà 12,5%) nhưng đổi lại lượng lipit cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Đặc biệt vitamin A, rất cần cho phụ nữ mang thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.

Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác.

Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Do đó, thay vì cố ăn trứng ngỗng, các bà mẹ mang thai nên dùng trứng gà. Nếu có trứng ngỗng thì cũng chia nhỏ quả trứng ăn làm nhiều lần hoặc nấu cho cả nhà cùng ăn để giảm bớt lượng protein, tránh quá tải cho thận và tăng cholesterol máu, nhất là ở những bà mẹ có nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai.

Mẹ ăn canh cá chép, uống nước dừa để đẻ con da trắng, môi đỏ?

Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều đạm và vitamin….có tác dụng an thai, chữa phù thũng khi mang thai.

Tuy nhiên, quan niệm ăn cá chép thì đẻ con da trắng, môi đỏ hoặc sinh con gái là không có cơ sở khoa học. Cá chép nếu được nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm thì có khả năng nhiễm kim loại nặng vì chúng sống ở lớp bùn nên cần cẩn thận khi mua. Đặc biệt không nên ăn cá chép quá nhiều mỗi lần. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chỉ ăn tăng thêm 10g đạm tương đương với 100g các chép tươi (tính cả xương), tổng lượng đạm một ngày cần khoảng 80g.

Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Tuy nhiên sau 3 tháng đầu bà mẹ mang thai có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ nữa.

Lợi ích của nước dừa với bà mẹ mang thai: cung cấp nước và điện giải phù hợp cho cơ thể, lợi tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng chỉ nên uống lấy nước của 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối.

Rau ngót gây sảy thai?

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai không được ăn rau ngót vì rau ngót có tác dụng làm sạch ruột, như vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến sảy thai, do đó chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh hoặc là khi bị sảy, nạo thai. Thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vẫn ăn canh rau ngót bình thường mà vẫn không sảy (không phải nước rau ngót giã sống).

Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Bà mẹ mang thai bình thường vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh, nhưng cần chọn loại tươi sạch.

Khi mang thai, mẹ bầu phải ăn nhiều gấp đôi bình thường?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg, riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Tốt nhất thai phụ nên ăn vừa phải, có một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng .

Nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:

Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).

Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ

Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…

Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng (tránh ánh nắng từ 9h sáng đến 4h chiều) để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.

Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

[ LÀM GÌ KHI MANG THAI ĐỂ NHANH CHÓNG GIẢM CÂN SAU SINH?]

[7 ĐIỀU PHỤ NỮ MANG THAI CẦN GHI NHỚ KHI TẬP YOGA]

[TẬP GÌ SAU SINH ĐỂ THON GỌN NHƯ THU MINH?]

[DOANH NHÂN KIM NGUYỄN: “TÔI TIN VÀO YOGA ĐỂ LẤY LẠI VÓC DÁNG QUYẾN RŨ SAU SINH.”]

[GIẢM CÂN SAU SINH – NÊN VÀ KHÔNG NÊN]

Phương Anh

BÀI VIẾT HỮU ÍCH