logo

Tập luyện một mình khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản? Tập luyện nhiều nhưng không đạt hiệu quả như mong đợi? Bạn đang tìm kiếm một huấn luyện viên cá nhân để cùng tập luyện với mình, nhưng còn băn khoăn với nhiều điều? Vậy hãy xem 5 điều nào bạn cần biết trước khi đăng ký tập với huấn luyện viên cá nhân.

Sự quan sát là lưu ý đầu tiên

Theo Tuyết Hạnh – Quán quân của BTC 18 khu vực miền nam – “Trước khi tập luyện cùng với huấn luyện viên cá nhân (Personal Trainer - PT), bạn nên dành ra một khoảng thời gian để quan sát người mà bạn dự định sẽ tập cùng”. Hãy quan sát cách hành xử, thái độ của PT đó đối với đồng nghiệp, với hội viên khác. Quan sát xem trong lúc tập luyện với hội viên, họ có tác phong như thế nào? Họ có nói chuyện quá nhiều không? Họ có đủ cứng rắn để thúc đẩy hội viên tập luyện đúng bài tập hay họ quá dễ dãi chiều theo yêu cầu giảm nhẹ bài tập của hội viên?

Để tìm được PT phù hợp, bạn cần bỏ thời gian để quan sát - Nữ quán quân BTC 18 khu vực miền nam chia sẻ. Ảnh: CFYC

Mục đích tìm PT luôn là tìm ra một người có đủ kiến thức, kinh nghiệm để thiết kế một kế hoạch tập luyện và chế độ dinh dưỡng phù hợp với cá nhân bạn, đồng thời người đó còn phải là người đủ nghiêm khắc để buộc bạn thực hiện được hết các bài tập đó. PT không nên là người dễ mềm lòng vì những than thở yếu ớt của bạn. “Để tìm được PT phù hợp, mình đã quan sát PT rất nhiều lần trước khi quyết định hợp tác cùng bạn trong BTC lần này.”- Tuyết Hạnh chia sẻ thêm.

Điều nên ghi nhớ số hai: đặt câu hỏi về thế mạnh của huấn luyện viên cá nhân

Hiện nay tại Việt Nam, chưa có một cơ sở giáo dục đào tạo PT chuyên nghiệp, thế nhưng, tại CFYC để trở thành một PT, một người phải trải qua ít nhất 8 tháng đào tạo về kiến thức cơ bản, thể lực lẫn trí lực. “Tại CFYC, các PT đều có chung một đam mê về thể dục, thể thao, cùng mong muốn hỗ trợ cải thiện những vấn đề về hình thể cho mọi người. Họ đều trải qua các chương trình đào tạo chuyên nghiệp theo giáo trình từ Hoa Kỳ, đồng thời còn nhận được chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ năng mềm để mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng”- Master Trainer Tiểu Phương tiết lộ chương trình huấn luyện cho PT.

PT tại CFYC được đào tạo theo giáo trình của Hoa Kỳ. Ảnh: CFYC

Bạn có thể đặt các câu hỏi để biết được mục tiêu nghề nghiệp của PT? Về Thế mạnh của PT là huấn luyện giảm mỡ, hay huấn luyện tăng cơ? Huấn luyện với dụng cụ hay các môn phối hợp? Câu hỏi sẽ giúp bạn định lượng được những điều PT muốn đạt được: huấn luyện vì chất lượng hay huấn luyện vì số lượng. Liệu rằng thế mạnh của PT có phù hợp với mong muốn của bạn.

Dành thời gian trò chuyện trước khi quyết định

Một điều quan trọng khác bạn cần làm là dành thời gian tiếp xúc với những người đã được PT huấn luyện. Nếu bạn chỉ quan sát, hoặc chỉ nghe PT nói về họ, bạn sẽ không có được cái nhìn tổng quan về người mà bạn sắp hợp tác. Bạn cần có thêm thông tin. Bạn có thể đề cập với PT về việc này để PT giới thiệu cho bạn những người đã được giúp đỡ. Bạn có thể hỏi những “người đi trước” về cảm nhận của họ khi tập luyện cùng với PT: PT có thúc đẩy họ tập luyện không, có giải thích với bạn từng ý nghĩa của các động tác không, tập luyện với PT bao lâu thì họ thấy có kết quả. Từ những câu chuyện thành công của các hội viên khác, bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như biết thêm về PT để biết được mức độ phù hợp của PT với bạn. Thục Uyên, hội viên của CFYC PEARL PLAZA chia sẻ “Vấn đề khi tập luyện với PT không phải do kiến thức hay kinh nghiệm của họ, mà là do Uyên không tìm được sự hứng thú trong tập luyện với PT. Sau nhiều lần hợp tác không thành với một số PT, Uyên đã bỏ ra một chút thời gian để gặp các đồng nghiệp hoặc các hội viên để tìm hiểu thêm về PT mình dự định tập cùng. Và đến nay, đó là người đã cùng với Uyên tập luyện được gần 2 năm, không còn phải đau đầu vì phải nghĩ đến chuyện đổi PT nữa.

Xác định rõ mục đích luyện tập của bản thân bạn

Tự hỏi bản thân xem bạn mong muốn đạt được điều gì sau thời gian tập luyện cùng với PT. Bạn muốn giảm cân nhanh hay giữ cân? Bạn muốn tăng sức bền để tham dự vào cuộc thi marathon hay muốn tăng sức mạnh của cơ bắp? Hãy chia sẻ vấn đề của bạn với PT để nhận được kế hoạch tập luyện của họ, cùng với họ bàn bạc những nội dung mà bạn còn cảm thấy chưa hiểu hoặc chưa phù hợp. “Bàn bạc với PT kế hoạch thực hiện lộ trình để đạt được thân hình mong muốn, bạn sẽ biết được PT sẽ huấn luyện bạn theo cách nào để chuẩn bị tinh thần và thời gian cho các bài tập đó.”- Chị Tuyết Hạnh chia sẻ thêm

Xác định được mục đích luyện tập của bản thân sẽ giúp bạn có thêm dữ liệu để tìm ra PT phù hợp và đạt được mục tiêu của bản thân. Ảnh: CFYC

Hiểu rõ sở thích tập luyện của chính mình

Điều cuối cùng phụ thuộc vào “trường phái” tập luyện của bạn. Bạn thuộc tuýp người thích tập với máy hay các động tác phối hợp. Bạn thích các bài tập tăng cơ hay tăng sức bền. Mỗi PT sẽ có một thế mạnh riêng, và bạn cũng sẽ có sở thích tập luyện đặc biệt, nếu bạn thích tập luyện với máy, bạn sẽ không thể hợp tác được với các động tác phối hợp không dùng máy. “Để có sự hợp tác tốt giữa hai bên, bạn nên hiểu rõ bản thân mình, từ đó có những buổi nói chuyện với người huấn luyện viên cá nhân bạn dự định tập cùng để có thể tìm ra được điểm chung giữa hai bên” – hội viên Thục Uyên đã nói.

Hãy để việc luyện tập cho PT suy nghĩ giúp bạn. Ảnh: CFYC

Khi có ý định tập luyện với PT đồng nghĩa với việc bạn đang có một quyết tâm và động lực cụ thể trong hành trình tìm đến vóc dáng hoàn hảo của mình. PT là người huấn luyện, mà đã là huấn luyện thì mỗi người sẽ có một cách huấn luyện khác nhau. Điều bạn cần làm là tìm ra được một phong cách huấn luyện thích hợp với mình nhất từ đó tìm được người bạn đồng hành lâu dài. Sau khi tìm được người đó, bạn sẽ không cần phải lo lắng hay bận tâm gì về việc tập luyện nữa. “Cuộc sống đã có quá nhiều điều để suy nghĩ, hãy làm đơn giản cuộc sống bằng việc san sẻ bớt việc cần phải suy nghĩ cho người khác. Hãy để chuyện luyện tập cho PT suy nghĩ giúp bạn. Việc của bạn là tìm ra được PT đó.”- hội viên Thục Uyên chia sẻ.

Hoàng Thi (Calipso)

Xem thêm: HUẤN LUYỆN VIÊN CFYC BẬT MÍ 3 BÀI TẬP CHUỐT LẠI VÒNG EO SĂN CHẮC DỊP 20-10

BÀI VIẾT HỮU ÍCH