logo

1. Bạn thường xuyên muốn ăn đồ ngọt

“Càng ăn nhiều đường, bạn lại càng khao khát chúng hơn, bạn sẽ nghiện chúng và mãi không thoát được cái vòng luẩn quẩn đó” - Chuyên gia dinh dưỡng của UFC Gym cho biết. Điều này không đơn giản bởi vì khẩu vị của bạn đã quen với vị đường nên muốn chúng nhiều hơn, mà là vì đường khiến cơ thể bạn hình thành một thói quen. Vì chế độ ăn chứa quá nhiều đường, bạn làm cho các hoocmon có phản ứng như thể một cơn sóng, khi bạn nạp vào cơ thể một lượng đường, cơn sóng dâng cao, và khi chúng xô vào bờ cát, bạn sẽ lại cần thêm một cơn sóng mới sóng mới để tiếp tục đạt được cao trào. Như sóng luôn vỗ trên biển, quá trình đó sẽ lặp lại xoay vòng và mãi không chấm dứt. Và như uống một thứ rượu độc để giải khát, cơ thể bạn càng bị tàn phá nghiêm trọng hơn.

2. Bạn cảm thấy cơ thể mình chậm chạp trong suốt ngày dài

Ảnh: Bodybuilding

Qua cao trào thì sẽ là thoái trào, lên cao rồi sẽ phải xuống thấp, khi cơ thể bạn trải qua cảm giác ban đầu gọi là hưng phấn vì lượng insulin tăng cao, cơ thể bạn nhanh chóng mất năng lượng và sụp đổ. Năng lượng ổn định khi lượng đường trong máu ổn định, và khi con số này vượt ngưỡng cho phép, năng lượng tăng cao đột biến, nhưng mất đi sự ổn định. Vì cơ thể bạn sẽ không còn chỗ cho những chất giúp năng lượng duy trì bền bỉ như chất đạm và chất xơ, và vì thế, bạn dễ cảm thấy mình mệt mỏi và chẳng đủ năng lượng để hoàn thành buổi tập luyện thể thao mà bình thường mình rất hứng thú.

3. Cân nặng thay đổi, bạn tăng cân

Ăn đồ ngọt nhiều khiến lượng Đường dư thừa, mà lượng Đường dư thừa chính là lượng Calo dư thừa. Đường gây ra sự giải phóng insulin, một hoocmon đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cân. Khi bạn nạp đường, insulin được giải phóng từ tuyến tụy để đi duy trì hoạt động của cơ thể. Khi bạn nạp quá nhiều, cơ thể bị bắt phải phóng thích ra một lượng insulin quá mức và sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin. Sự tăng cân cũng vì thế mà xảy ra, khi cơ thể bị gián đoạn phản ứng insulin (nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và kháng insulin). Bạn mất bao công sức luyện tập thể hình và sau đó đổ sông đổ bể vì sử dụng quá nhiều đường. Và điều quan trọng không kém, khi lượng đường trong máu quá cao, và tuyến tụy hoạt động quá mức, bạn sẽ bị tiểu đường. Bạn sẽ phải tập luyện không ngừng để bù đắp lại những hậu quả nghiêm trọng này.

4. Đầu óc của bạn trở nên mơ hồ, nhất là sau bữa ăn

Đây là triệu chứng của việc lượng đường trong máu không đủ, khi bạn ăn nhiều đường, lượng đường trong máu tăng cao nhưng cũng vì thế mà giảm cực kỳ nhanh, lượng đường trong máu thấp dẫn đến các vấn đề về suy giảm nhận thức và trí não. Do đó bạn không thể tập trung nhớ các động tác mới cũng như quên dần các bài tập cũ. Trừ khi bạn có thể ăn đường 24/24, nếu không bạn sẽ không tránh khỏi những hậu quả khi đường gây phản ứng ngược trong cơ thể.

5. Ăn uống kém ngon miệng

Bạn sẽ bàng hoàng nhận ra mình ăn gì cũng không cảm thấy ngon như trước, vì “Đường làm giảm vị giác của bạn”, ăn đồ ngọt quá nhiều khiến khẩu vị của bạn chỉ tốt khi được sử dụng chúng, và càng ngày bạn phải tăng liều lượng lên vì không đủ thỏa mãn khi dần chán ăn những món khác. Bạn mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng và mọi thành quả tập luyện đều tan thành mây khói vì không có chế độ ăn phù hợp hỗ trợ.

Ảnh: UFC Gym

Nếu như có một hoặc vài các dấu hiệu nêu trên, bạn phải điều chỉnh lại chế độ ăn đồ ngọt của mình ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể cũng như hiệu quả của việc tập luyện.

Thanh Tú (CALIPSO)

 

 

Xem thêm: Những bài tập, thói quen dinh dưỡng các gymer không được quên

---

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC BỘ MÔN CỦA UFC GYM TẠI VIỆT NAM:

Quận 2 - TP. Hồ Chí Minh 
Lầu 3, Thảo Điền Pearl, 
Số 12 Quốc Hương, P. Thảo Điền
Hotline: (028) 7108 9889
FB Fanpage: https://www.facebook.com/ufcgymvn  

BÀI VIẾT HỮU ÍCH