Hút thuốc lá - thói quen xấu có hại cho sức khỏe và được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trên báo chí, các phương tiện truyền thông. Vậy hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%. Hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Cũng theo WHO, năm 2017, giá thuốc lá của Việt Nam nằm trong top 15 nước thấp nhất thế, phổ biến dưới mức 20.000 đồng/bao, đây là một trong những nguyên nhân người hút thuốc lá còn cao và giảm chậm. Trên đây là những số liệu đáng báo động về thói quen hút thuốc lá của người Việt Nam dẫn đến gây hại về sức khỏe vô cùng to lớn.
Tìm hiểu thêm tại: Dân Việt hoang mang vì số người chết vì ung thư ngày càng cao
Hút thuốc là nguyên nhân gây tử vong thứ 02 trên toàn cầu. (Ảnh: CNN)
1. TẠI SAO NGƯỜI VIỆT NAM LẠI THÍCH HÚT THUỐC LÁ?
Theo báo cáo mới đây của Bộ Y Tế năm 2017, tỉ lệ người sử dụng thuốc lá nhiều nhất nằm trong độ tuổi từ 16 đến 30. Cũng theo số liệu này 75% đàn ông Việt Nam thường xuyên hút thuốc. điều đó cho thấy việc hút thuốc là một thói quen xấu phổ biến. Một số lý do dẫn đến việc người Việt Nam thường thích hút thuốc lá bao gồm:
- Mong muốn thể hiện mình và lôi cuốn: Với những người trẻ, ở độ tuổi vị thành niên, khi còn chưa có nhiều nhận thức về tác hại của thuốc lá, họ rất dễ bị lôi cuốn bởi những lời lôi kéo. Họ tự tin hơn với điếu thuốc trên tay để tự khẳng định mình với bạn bè và xã hội.
Với những người trẻ, họ tự tin hơn với điếu thuốc trên tay để tự khẳng định mình với bạn bè và xã hội. (Ảnh: Thông Tấn xã Việt Nam)
- Tạo tình bằng hữu, kết giao làm ăn: Hút thuốc cũng được đa số đàn ông Việt Nam xem là một cách để thiết lập tình bằng hữu, kết giao làm ăn.
- Áp lực: Một lý do khác để hút thuốc đó là để giải tỏa áp lực trong cuộc sống và công việc. Môt phần hình thành thói quen này do những suy nghĩ sai lệch và trốn tránh đối mặt với khó khăn trong cuộc sống thường nhật hằng ngày khiến con người tìm đến khói thuốc lá như một công cụ để giải tỏa căng thẳng tạm thời.
- Ảnh hưởng từ cha mẹ: Những ảnh hưởng từ môi trường sống, cách sống của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến việc hút thuốc của những đứa con. Một người bố hay hút thuốc là tấm gương cho con cái học tập và dần trở nên nghiện thuốc.
- Ảnh hưởng từ phim ảnh và các mạng xã hội: Các trang mạng xã hội hay các bộ phim truyền hình luôn có các hình ảnh Hút thuốc tràn lan, vô tình hình thành suy nghĩ hút thuốc không phải là một điều cấm và việc hút thuốc không có quá nhiều nguy hại.
- Quen với những người hút thuốc: Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính. Ngay khi người trong cuộc muốn từ bỏ thói quen xấu khủng khiếp này, họ sẽ bị tác động bởi những người đang hút thuốc khiến mọi nỗ lực từ bỏ việc hút thuốc trở nên khó khăn, và có thể bất khả thi.
Tìm hiểu thêm tại: Thể dục hỗ trợ cho công việc, bạn có tin không?
2. BẠN ĐÃ BIẾT TÁC HẠI CỦA KHÓI THUỐC LÁ?
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thói quen xấu hút thuốc lá và con số này đến năm 2030 có thể tăng lên đến 70.000 người/năm.
Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. (Ảnh: Vietnamnet)
- Giảm tuổi thọ: Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá chứa khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất là tác nhân gây ung thư. Cứ mỗi điếu thuốc bạn hút là bạn tự mình làm mất đi 5,5 giây của cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 5-8 năm.
- Dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm: Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, phình động mạch chủ, ung thư thực quản - thanh quản…Thuốc lá gây ra 25 bệnh khác nhau nhưng tính chung, thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
- Gây ảnh hưởng nguy hại đến cả người không hút thuốc: Khói thuốc lá có thể tồn tại trong không khí. Người không hút thuốc nếu hít phải khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) cũng bị ảnh hưởng tương tự như người hút thuốc lá trực tiếp và cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc: Ung thư, đột quỵ, các bệnh về hô hấp và tim mạch. Đặc biệt người hít phải khói thuốc có nguy cơ bị bệnh cao gấp 10 lần người hút trực tiếp. Với phụ nữ mang thai thường xuyên hít phải khói thuốc lá có thể bị sảy thai, làm thai nhi chậm phát triển hoặc sinh non. Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh, kém phát triển chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.
Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nguy hại đến cả người không hút thuốc. (Ảnh: Vietnamnet)
- Hôi miệng: Trong vòng 10 giây đầu, khi hít hơi thuốc đầu tiên, khói thuốc đi qua khoang miệng, để lại một lớp khói màu ngọc trai, chứa HCHO (phoóc-môn) và NH3 (amoniac), gây ra phản ứng viêm toàn bộ trong khoang miệng Đồng thời khi nicotine xâm nhập não, chất này làm hạn chế khả năng tiết nước bọt thông qua hệ thần kinh giao cảm. Trong thời gian dài, khi nước bọt tiết ra thấp hơn 50% mức bình thường, vi khuẩn sẽ sinh sôi, các mảng bám trên răng phát triển, tất yếu dẫn tới viêm lợi, hôi miệng.
- Khiến con người "xuống sắc" nhanh nhất: Đối với phụ nữ, hút thuốc sẽ giảm lượng hormone nữ estrogen, làm da mặt lão hóa, mắt thâm quầng và môi sạm đen. Những phụ nữ hút thuốc lá cứ 10 năm thì lại già đi hơn người thường 2,5 năm tuổi. Với đàn ông, thói quen xấu hút thuốc gây nguy cơ rụng tóc sớm. Những ai hút hơn 1 bao thuốc mỗi ngày nguy cơ hói đầu cao gấp 2 lần so với người bình thường.
- Gây tử vong: Ở liều lượng cực thấp, nicotine trong thuốc lá có thể có lợi, nhưng với liều lượng cao, nicotine trở thành chất độc gây chết người. Trung bình hút một điếu thuốc, người hút hấp thụ 1mg nicotine. Trong khi liều lượng nicotine trong khoảng 30 - 60mg có thể giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Tức là chỉ cần hút khoảng 2 bao thuốc lá cùng một lúc, chắc chắn bạn sẽ nhiễm độc nicotine.
Với liều lượng cao, nicotine trong thuốc lá trở thành chất độc gây chết người. (Ảnh: Thể thao & Văn Hóa)
Tìm hiểu thêm tại: Tập luyện thể chất có thể phòng ngừa ung thư?
3. LÀM SAO ĐỂ TỪ BỎ THÓI QUEN HÚT THUỐC LÁ?
Quá trình từ bỏ thói quen xấu hút thuốc lá cần qua những giai đoạn quan trọng. Giai đoạn đầu là 72 giờ để giảm lượng nicotine. Sau đó là 14 ngày để phục hồi cơ thể, 48 ngày để chấm dứt và cải thiện lại thói quen, ba tháng để có thể ngủ mà không còn nghĩ tới hút thuốc. Hiểu rõ quá trình này và đích đến của từng giai đoạn có thể giúp việc bỏ thuốc lá thành công, không bỏ cuộc và phá hỏng mọi nỗ lực của bạn.
Những việc dễ dàng mà bạn có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình này bao gồm:
- Uống thật nhiều nước: Có thể uống nước trái cây hoặc nước khoáng trong ba ngày đầu cai thuốc. Nước sẽ giúp thải loại nicotine nhanh hơn. Trà xanh loại nhẹ cũng khá hữu ích. Nên tránh trà đen và cà phê trong những ngày này.
- Tự gây xao lãng: Khi thèm thuốc, bạn có thể mở tivi, đi tắm, gọi điện thoại, làm việc nhà, đi chơi... Những việc này sẽ làm tâm trí bạn rời xa điếu thuốc.
- Đánh răng: Mỗi khi cơn thèm thuốc lá trở nên "cồn cào", bạn có thể đi đánh răng. Cảm giác sạch sẽ trong miệng sẽ làm mất đi cơn thèm thuốc. Luôn có thứ gì đó để ăn mỗi khi lên cơn thèm, ví dụ như bạc hà, kẹo cao su, thanh quế, hạt hướng dương...
- Tập thở sâu hằng ngày: Khi cơn thèm thuốc ập tới, bạn nên hít thật sâu và thở ra từ từ vài lần cho đến khi cơn ghiền thuốc qua đi.
- Tự nhắc nhở: Đeo một chiếc vòng cao su quanh cổ tay, giật mạnh nó mỗi khi nảy lên ý định hút một điếu thuốc. Cảm giác nhoi nhói sẽ làm bạn xao lãng cơn thèm, cho bạn một giây nhớ lại lý do tại sao bạn bỏ thuốc.
- Và không quên Tập thể dục: Bất cứ khi nào cảm thấy thèm thuốc, bạn cũng có thể thực hiện các bài tập thể dục đơn giản. Tập thể dục lúc này giúp tâm trí và cơ thể nhanh chóng hướng vào hoạt động mới. Hãy đến các phòng tập thể dục thể thao nơi có đầy đủ trang thiết bị, không khí luyện tập và huấn luyện viên cá nhân để bạn không còn nghĩ về thuốc lá nữa.
Tuy nhiên, bạn đừng nên chờ đến khi có bệnh để chữa, thay vào đó, sao không chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ? Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, nói không với các thói quen xấu, hãy hình thành thói quen luyện tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên. Tập thể thao không những giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp đẩy lùi những thói quen xấu như hút thuốc và phòng chống các căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi.
Việt Nam đứng Top 2 số người bị Ung Thư trên thế giới. (Ảnh: Tobe wordpress)
Ngoài ra, môi trường thể dục thể thao cũng rất quan trọng. Hãy lựa chọn những trung tâm uy tín cho bạn các trang thiết bị luyện tập hiện đại nhất, hội viên tập chung năng động trí thức, huấn luyện viên cá nhân được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, hơn thế nữa, bạn có cơ hội được luyện tập với nhiều bộ môn cùng một lúc: gym, yoga, dance, groupx, võ tự do, … California Fitness & Yoga Center chính là một trung tâm như thế.
Hiện nay, tại California Fitness & Yoga Center đang diễn ra chương trình 6 SESSIONS TO SEE THE DIFFERENCE. Chỉ cần bạn đăng ký làm thành viên của California Fitness & Yoga Center (chương trình chỉ áp dụng cho các thành viên mới của California Fitness & Yoga Center và các câu lạc bộ thuộc CMG.ASIA như UFC Gym và Yoga Plus), bạn sẽ có cơ hội nhận được 6 buổi tập luyện miễn phí với Huấn luyện viên cá nhân (Personal Trainer – PT) trị giá 6 triệu đồng. Hơn thế nữa, khi tham gia tập luyện tại bất cứ Câu lạc bộ của CMG.ASIA, bạn đã chính thức chung tay cùng Quỹ CMG Family Cancer Foundation – quỹ phối hợp với các Trung tâm nghiên cứu tầm soát và phòng chống bệnh ung thư, đồng thời hỗ trợ trực tiếp các bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và các gia đình của bệnh nhân trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
#CURINGTOGETHER #CMGASIA #CMGFAMILYCANCERFOUNDATION #MAKINGLIFEBETTER
Chương trình chỉ áp dụng cho các thành viên mới của California Fitness & Yoga Center và các câu lạc bộ thuộc CMG.ASIA như UFC Gym và Yoga Plus. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số Hotline: 18006995 (Ảnh: CFYC)
Xem thêm: ĐỒ UỐNG CÓ CỒN GÂY TỔN HẠI ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?
Jun Bui (Calipso)