logo

Trong quá trình ăn kiêng hay giảm cân, chắc chắn cảm giác đói cồn cào sẽ luôn đeo bám bạn. Nguyên nhân thật sự không đến từ các bữa ăn. Với 9 mẹo nhỏ nhưng hữu ích này, dù bạn có phải ăn kiêng thì vẫn không cảm thấy đói bụng.

1.  Uống đủ nước

Đôi khi bạn cảm thấy đói bụng, cơ thể bạn thật sự đang cần uống nước, chứ không phải thức ăn. Cội nguồn của sự lẫn lộn này đến từ vùng dưới đồi, thuộc não trung gian, nơi liên kết và điều khiển cả sự thèm ăn và khát. Khi cơ thể cảm thấy khát, những dây thần kinh tiến hành truyền lệnh đến vùng dưới đồi, dẫn đến bạn lấy một túi khoai tây chiên thay vì một cốc nước. Để tránh tình trạng này diễn ra, khi cảm nhận được cơn đói đang đến, hãy thử uống một cốc nước lọc và đợi khoảng 15 đến 20 phút.

2. Ngủ đủ giấc

Chỉ cần thức dậy sau một đêm thiếu ngủ, hai hormone liên quan đến cảm giác thèm ăn sẽ lập tức “tấn công” bạn. Giấc ngủ quá ít có thể dẫn đến tăng nồng độ ghrelin, một hormone kích thích sự thèm ăn, cũng như giảm nồng độ của leptin, một hormone gây cảm giác no. Hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 giờ trong một đêm, và bạn sẽ cảm thấy năng lượng được sản sinh và nồng độ hormones được tái ổn định.

3. Khi đói không nên ăn tinh bột

Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường như các loại bánh quy giòn, bánh ngọt làm tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn và sau đó cũng sụt giảm nhanh chóng. Cách phòng ngừa tốt nhất là tránh xa những thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường, thay vào là những thực phẩm chứa nhiều xơ. Hạnh nhân, táo và hạt chia là những lựa chọn lành mạnh mà giúp bạn vẫn cảm thấy thoái mái khi ăn mà không gây cảm giác đói.

mẹo ăn ít mà không cảm thấy đói

Thay thế tinh bột bằng chất xơ cho thực đơn thêm lành mạnh

4. Giữ tâm trạng thoải mái

Căng thẳng trong công việc hoặc cuộc sống làm cho bạn dễ dàng bỏ tất cả vào miệng mà không suy nghĩ. Khi bạn vướng phải stress, hệ thống thần kinh sản sinh ra các hormone gây căng thẳng như adrenalin và cortisol. Từ đó, cơn thèm ăn cũng bắt đầu hoành hành. Ngay lúc đó, tìm đến một lớp học yoga trị liệu hoặc nghe nhạc nhẹ sẽ giúp bạn tốt hơn là một chiếc hamburger.

5. Hạn chế sử dụng thức uống có cồn

Những ly rượu vang đỏ tại những nhà hàng trước bữa ăn có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến bạn ăn nhiều hơn ngay cả khi dạ dày của bạn đã đầy.. Bạn có thể vượt qua hiệu ứng này bằng cách ăn trước khi sử dụng rượu, và tuyệt vời hơn nếu bạn có thể thay thế ly rượu vang bằng một ly nước lọc.

6. Ăn nhiều protein hơn

Lấp đầy bữa ăn của bạn với nhiều thực phẩm giàu đạm và chất béo lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn. Nếu trước đây, các bữa ăn của bạn luôn bao gồm 60% tinh bột, 20% đạm, 20% xơ, thì bây giờ, hãy thay đổi tỉ lệ các dưỡng chất như sau: tăng lượng đạm và rau xanh, đồng thời giảm bớt lượng tinh bột để cơ thể luôn khỏe mạnh.

7. Không được bỏ bữa

Khi bỏ qua một bữa ăn và dạ dày của bạn trống rỗng quá lâu, cơ thể sẽ sản sinh các ghrelin - hormone gây đói, dẫn đến sự thèm ăn của bạn. Cố gắng không để các bữa ăn cách nhau 4-5 tiếng đồng hồ. Và thậm chí nếu bạn ghét ăn sáng, thử đổi sáng những món ăn như salad, cùng vài lát táo, hay một ly sinh tố sữa đậu nành.

8. Unfollow các Instagram về thức ăn

không follow các hình ảnh về thức ăn

Nhìn vào những món ăn cũng khiến bạn cảm thấy đói bung?

Những status check-in tại nhà hàng sang trọng cùng những món ăn hoành tráng trên Facebook, hay những mẫu quảng cáo pizza ngon lành trên TV có khiến bạn thèm ăn? Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có mỗi liên hệ sâu sắc giữa những gì bạn nhìn thấy cùng cơn đói của bạn. Dĩ nhiên, không thể hoàn toàn bỏ hẳn việc nhìn ngắm thức ăn trong cuộc sống, nhưng bạn vẫn có thể nhẹ nhàng nhấn nút “Unlike” hoặc “Unfollow” các thương hiệu thực phẩm trên trang Facebook và Instagram của bạn.

9.  Đợi 20 phút sau khi ăn

Một thực tế mà ít người cảm nhận được: cơ thể bạn không lập tức cảm thấy no trong khi bạn đang ăn. Cần 20 phút sau khi cơ thể nhận được lượng thức ăn, não bộ mới giải phóng những hormone để báo với hệ tiêu hóa của bạn rằng “đừng ăn nữa”. Ăn từ tốn, nhai kĩ, cảm nhận từng hương vị của món ăn và đợi ít nhất 20 phút để xem bạn có cần gọi thêm hay lấy thêm thức ăn hay không.

>>LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG TĂNG CÂN LẠI SAU KHI GIẢM?

Tuấn Nhu (tổng hợp)

BÀI VIẾT HỮU ÍCH